Cơ chế quản lý: UBND huyện

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)

- Chất lượng môi trường nước:

2.3.2. Cơ chế quản lý: UBND huyện

UBND huyện Phòng TN-MT Sở TN-MT Hạt kiểm lâm huyện Công ty lâm nghiệp Phòng NN-PTNT Các phòng ban có liên quan Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Kiểm lâm địa bàn xã

(quan hệ hỗ trợ, tham mưu)

Kiểm lâm tỉnh

Sở NN-PTNT

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 58

Sử dụng hiệu quả bộ máy quản lý là một công cụ hữu hiệu trong gìn giữ, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được tổ chức theo chiều ngang và chiều dọc, kết hợp theo ngành và theo lãnh thổ.

Ở địa phương, QLNN về tài nguyên và môi trường là hoạt động của các đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng QLNN về tài nguyên và môi trường. Trên địa bàn huyện Đăk Mil, hoạt động quản lý tài nguyên môi trường do phòng Tài nguyên và Môi trường phụ trách, đồng thời phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp cùng các phòng ban ngành có liên quan tiến hành hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường ở các lĩnh vực khác nhau, ví dụ như: phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm và Công ty lâm nghiệp tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn… Đây là mối quan hệ song song, vừa hợp tác vừa tham mưu lẫn nhau trong hoạt động.

Mặt khác, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện còn có trách nhiệm tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh về công tác chuyên môn. Hoạt động quản lý phân theo các cấp, ở các xã cũng có lực lượng tham gia công tác bảo vệ tài nguyên môi trường trên địa bàn xã. Ưu điểm của quản lý phân theo các cấp là hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường được thông suốt và thống nhất.

Tuy vậy, cơ chế quản lý vẫn còn những hạn chế nhất định, số lượng đội ngũ tham gia công tác quản lý còn khiêm tốn, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban có liên quan khi tham gia công tác, cơ chế thông tin còn chậm… Một vấn đề khác đó là sự trùng lặp trong chức năng và nhiệm vụ hoạt động của một số lĩnh vực tạo khó khăn trong công tác kiểm kê, thống kê. Hơn nữa, trong thực tế, cơ chế quản lý về tài nguyên môi trường nói chung và cơ chế quản lý khoáng sản và tài nguyên rừng nói riêng gặp khó khăn trong quản lý, nhất là xử lý sau khi thanh kiểm tra hoạt động của các hộ khai thác. Về cơ bản, giấy phép khai thác khoáng sản cho các hộ khai thác, khai thác lâm sản cho các công ty lâm nghiệp do tỉnh cấp phép;

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 59

đồng thời không có những quy định, quyết định về quyền quản lý của huyện đối với các hộ khai thác đó. Chính vì thế, khi xảy ra sai phạm thì huyện cũng chỉ mới dừng lại ở xử lý hành chính. Điều này ảnh hưởng đến việc bảo vệ và phát triển khoáng sản và tài nguyên rừng một cách hiệu quả. Từ những hạn chế trên đòi hỏi phải có những sự thay đổi trong cơ chế quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường để khắc phục, nhất là những thay đổi trong việc xác định khung quyền lực pháp lý cho cơ quan QLNN về tài nguyên và môi trường cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)