SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 69 Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 71)

- Chất lượng môi trường nước:

4. Đất mặt nước đang dung

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 69 Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên

Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Đăk Mil:

Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ phối hợp, tham mưu

Mặc dù được tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ theo dõi diễn biến rừng, vẫn còn một số cán bộ kiểm lâm địa bàn chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ; ý thức tự rèn luyện học tập, nâng cao năng lực chuyên môn chưa tự giác, thường xuyên; còn ỷ lại cho cán bộ quản lý bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm.

Mặt khác công cụ để khoanh vẽ lô rừng như GPS còn thiếu, việc thiếu phương tiện kỹ thuật dẫn đến chất lượng thu thập thông tin còn hạn chế. Việc phối hợp thực hiện dự án giữa lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng, các chủ dự án đầu tư trồng rừng chưa được tốt như các chủ rừng chưa tự tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên diện tích mình quản lý mà vẫn do lực lượng kiểm lâm tổ chức thực hiện.

UBND huyện Phòng TN-MT Phòng NN-PTNT Hạt kiểm lâm Công ty lâm nghiệp

UBND xã Kiểm lâm

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 70

Sau khi thành lập tỉnh, HĐND tỉnh Đắk Nông cũng đã thông qua “Chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” đồng thời ngày 31/8/2005, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số 46/2005/QĐ-UBND kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm nghiệp. Các chính sách trên với nhiều ưu đãi nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng. Chính sách được áp dụng để khuyến khích các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều) và cây ăn quả lâu năm, kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng. Đặc biệt khuyến khích đầu tư và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, các loại đất còn hoang hoá, đất có rừng tự nhiên thuộc đối tượng rừng sản xuất là rừng lồ ô, tre nứa, rừng nghèo kiệt kém hiệu quả kinh tế và môi trường nhằm cải tạo thành các khu rừng trồng, tăng độ che phủ của rừng. UBND huyện đã tiến hành phổ biến và đi vào thực hiện, bước đầu cũng đã gặt hái được một số hiệu quả nhất định.

Thực hiện chủ trương hạn chế khai thác và tính đặc thù phân bố rừng ở Đăk Mil, sản lượng khai thác gỗ rừng ngày càng hạn chế, chủ yếu khai thác lâm sản phụ thông qua công tác điều chế rừng, chăm sóc, lâm sinh. Trong năm 2007 chỉ còn khai thác 4.384m3 gỗ tròn, 45.701 ster củi, 5.000 cây tre nứa. Đất lâm nghiệp giao khoán bảo vệ rừng cho nhân dân quản lý và chăm sóc trong năm 2007 là 688ha. Việc triển khai giao khoán quản lý bảo vệ rừng vẫn còn nhiều hạn chế cũng là vấn đề có nhiều bất cập về phân cấp quản lý, ranh giới, xác định chức năng của các thành phần tham gia hoạt động lâm nghiệp.

Do diện tích rừng lớn bên cạnh lực lượng quản lý bảo vệ rừng còn mỏng, tình trạng di dân di cư tự do vẫn còn tiếp diễn dẫn đến việc phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra. Theo Hạt kiểm lâm huyện Đăk Mil, trong năm 2008, đơn vị đã phát hiện và xử lý 150 vụ vi phạm lâm luật, tăng 76 vụ so với năm 2007. Trong đó: 16 vụ phá rừng trái phép, diện tích rừng bị phá 6,286ha; 13 vụ khai thác rừng trái phép; 70 vụ vận chuyển lâm sản trái phép; 4 vụ chế biến gỗ và lâm sản trái phép; 45 vụ mua bán lâm sản trái phép; 2 vụ mua bán tiêu thụ động vật rừng, tịch thu và tiêu hủy trên 24kg thịt động vật rừng. Hạt cũng đã tiến hành xử phạt hành chính 148 vụ với số

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 71

tiền nộp phạt hơn 177 triệu đồng, chuyển cơ quan chức năng khởi tố hình sự 2 vụ. Tổng số lâm sản mà hạt tịch thu được là 111,911m3 gỗ các loại.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)