Các giải pháp khác.

Một phần của tài liệu VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI (Trang 143 - 147)

V ấn đề căn bản là sự sống Mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết đói và chết vì bệnh tật ở Châu Phi Họ nghèo, họ đói và họ chết đôi khi chỉ vì thiếu

5 nhóm thu nhập Nhóm 1 0.20 1

3.2.2. Các giải pháp khác.

* Phát triển hệ thống truyền thông đại chúng và hệ thống phát hành báo chí tại địa phương. Bên cạnh hệ thống báo chí TW, việc thiết lập hệ thống báo chí mạnh tại địa phương sẽ góp phần nâng cao sự thụ hưởng thông tin của công chúng báo chí tại những địa bàn khó khăn.

* Phát triển truyền thông bằng ngôn ngữ và chữ viết của người dân tộc. + Phát triển hệ thống phát thanh tiếng dân tộc, do chỗ, ở những địa bàn khó khăn, những cư dân lớn tuổi phần lớn đều không biết chữ, phát thanh là kênh thông tin hữu ích.

Hệ phát thanh tiếng dân tộc của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV4) hiện nay có chương trình cho 9 thứ tiếng: Mông, Khmer, Êđê, Jơrai, Bana, Xơ đăng, K’Ho, Thái, Chăm.

• Trực tiếp sản xuất các chương trình phát thanh tiếng dân tộc là Ban phát thanh tiếng dân tộc và các cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên, Khu vực Tây Bắc, Khu vực ĐB sông Cửu long và cơ quan thường trú Thành phố Hồ Chí Minh.

• Các chương trình đều phát sóng 4 lần trong ngày, thời lượng tổng cộng 120phút/ chương trình/ ngày.

• Máy phát sóng bố trí theo khu vực: Phía Tây Bắc, Trung Bộ - Nam Bộ và Tây Nguyên, bao gồm máy phát sóng trung, sóng ngắn và sóng FM.

Hiện tại, Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lương 25 giờ 30 phút mỗi ngày phục vụ đồng bào các dân tộc Việt Nam (Không kể chương trình tiếng Việt)

~ Hệ Phát thanh dân tộc là một hệ chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam có chung đối tượng phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu số được phát bằng các thứ tiếng dân tộc thiểu số, được tổ chức, sắp xếp, liên kết trong hệ thống, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam.

~ Hệ Phát thanh dân tộc hình thành trên cơ sở các chương trình tiếng dân tộc hiện có, tổ chức lại, định danh, thiết lập mối quan hệ trong hệ thống, đồng thời có điều chỉnh, bổ sung thời lượng và nội dung chương trình cho phù hợp.

~ Các chương trình trong hệ do nhiều đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam trực tiếp sản xuất, nhưng lại tuân thủ chỉ đạo, điều hành tập trung của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam. Các chương trình đều được tập trung về đầu mối là Hệ Phát thanh dân tộc, thực hiện tuyên truyền theo định hướng chung nhưng vẫn đảm bảo tính đặc thù của từng chương trình.

~ Hệ Phát thanh dân tộc không bố trí toàn bộ các chương trình phát thanh hiện có theo trục thời gian như các Hệ khác, mà bố trí theo nhóm tiếng tương ứng với khu vực phủ sóng, gồm nhóm phía Bắc, nhóm Trung bộ-Nam bộ và Tây Nguyên.

~ Một số điều chỉnh khi tổ chức Hệ Phát thanh Dân tộc:

. Tăng thời lượng chương trình tiếng Thái: Từ 90 phút/ngày lên 120 phút/ngày, tăng thêm chương trình ca nhạc dân tộc phát vào 20 giờ hàng ngày.

. Tiếp âm chương trình tiếng Mông và tiếng Thái tại khu vực Tây Nguyên: hàng ngày tiếp âm 2 lần chương trình tiếng Mông, 2 lần chương trình tiếng Thái phục vụ đồng bào Mông, Thái cư trú tại đây; bố trí chương trình tiếng Mông, tiếng Thái (tiếp âm) vào nhóm tiếng khu vực Tây Nguyên, cùng chung hệ thống máy phát sóng.

. Xây dựng thêm một số chương trình tiếng dân tộc như Dao, Tày, M’Nông, Châu Ro, Raglay, Chăm...

* Phát triển truyền hình tiếng dân tộc

VTV5 là kênh thông tin phát bằng nhiều thứ tiếng dân tộc tuyên truyền những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc còn gặp nhiều khó khăn của Đài truyền hình Việt Nam. Năm 2004 phát sóng 8 giờ/ngày với 7 thứ tiếng, năm 2005 phát sóng 10 giờ/ngày với 10 thứ tiếng và 13 thứ tiếng với thời lượng là 12 giờ/ngày vào năm 2006.

Vấn đề đặt ra cho VTV5 cũng như những kênh sóng bằng tiếng dân tộc là làm sao để chương trình được phủ sóng tới những vùng xa xôi hẻo lánh nhất, tăng thời lượng phát sóng, tăng các thứ tiếng cộng thêm nhiều chuyên mục mới hấp dẫn thu hút khán giả là đồng bào dân tộc.

Sự ra đời và phát triển của VTV5 góp phần thoả mãn nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc, là động thái tốt nhằm thúc đẩy sự cân bằng thông tin giữa các nhóm công chúng.

+ Phát triển các bản tin tiếng dân tộc.

+ Phát triển hệ thống truyền thông miệng qua đội ngũ tuyên truyền viên tại các địa bàn khó khăn về kinh tế.

* Báo mạng giúp cân đối nhu cầu thụ hưởng thông tin

"Nóng", cập nhật là hai đặc tính thuộc về thế mạnh thông tin của báo mạng mà không một loại hình báo chí nào khác có thể so sánh được. Ngay cả một tờ nhật báo, báo từng được coi là có tần suất phát hành cao nhất, cũng trở nên cũ ngay vào buổi chiều nếu nó xuất xưởng vào buổi sáng.

Một quốc gia mới phát triển về CNTT của châu Á là Ấn Độ đã làm rất tốt việc đem thông tin đến tầng lớp bình dân, ít học thông qua mạng Internet. Việt Nam cũng có thể làm được điều này. Đó cũng là một cách san bằng khoảng cách quá lớn hiện nay trong "cán cân" thụ hưởng thông tin giữa thị dân và nông dân.

Một "Hai Lúa" ở miệt ĐBSCL có thể "nói chuyện" với ngài Bộ trưởng Nông nghiệp về giá lúa thông qua mạng giao lưu trực tuyến. Báo mạng làm được điều kỳ diệu đó.

* Trợ giúp ngân sách của nhà nước cho vấn đề truyền thông tại các địa bàn khó khăn. Hiện nay chính sách này đã được thực hiện, có những thành công bước đầu trong việc đem thông tin đến cho công chúng các vùng khó khăn. Thời gian tới, chính sách này cần được thực hiện tiếp tục nhằm gặt hái thêm những thành công lớn hơn nữa trong chiến lược phổ biến thông tin tới mọi đối tượng công chúng.

* * ** *

Sự mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam là một thực tế đang diễn ra. Mức độ chênh lệch này song hành cùng mức độ chênh lệch trong việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Ở một khía cạnh nào đó, có thể khẳng định truyền thông phản ánh bức tranh sinh động của xã hội Việt Nam đương đại.

Sự mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin đó của công chúng Việt Nam là một thách thức lớn. Mức độ chênh lệch giữa các khu vực kinh tế, giữa các vùng miền, giữa các nhóm thu nhập... với khoảng cách lớn đòi hỏi những bước đi chắc chắn và khoa học nhằm thiết lập một môi trường thông tin và phân phối thông tin công bằng cho công chúng báo chí.

Những biện pháp của Chính phủ, của ngành truyền thông sẽ là những động lực thúc đẩy sự cân bằng trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng, để thông tin thực sự tới được với mỗi người dân, dù họ là dân nghèo, hay dân có mức thu nhập cao, dù họ là người thành thị hay người nông thôn... Sự phát triển cân bằng và bền vững là những tiêu chí mà xã hội hiện đại cần hướng tới.

Một phần của tài liệu VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w