Thống kê mức độ sử dụng internet ở Châu Âu theo dân số từ năm 2000 đến hết tháng 12/
2.5.4. Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin Truyền hình Châu Mỹ
hình Châu Mỹ
Nhìn một cách toàn thể, truyền hình chính là phương tiện truyền thông đại chúng phát triển nhất tại châu Mỹ. Nhưng chính sự phát triển này lại tạo ra khoảng cách chênh lệch lớn nhất giữa các quốc gia phát triển và đa số những quốc gia kém phát triển còn lại của khu vực. Sự mất cân đối trong việc hưởng thụ các thông tin do truyền hình mang lại được thể hiện rất rõ khi có sự so sánh giữa các nước. Mỹ và Canada là hai quốc gia có hệ thống truyền hình phát triển mạnh nhất trong khu vực. Người dân Mỹ được tiếp cận với một hệ thống các kênh truyền hình đa dạng, những kênh truyền hình chuyên biệt phục vụ theo sở thích và nhu cầu của công chúng như kênh phim truyện, kênh thể thao, kênh thời trang, kênh giải trí, kênh quảng cáo, kênh phim hoạt hình….Các tập đoàn truyền hình lớn của Mỹ luôn là những người đi tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ mới của ngành truyền hình nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân. Tại Haiti hay Honduras - hai quốc gia nhỏ và kém phát triển của châu Mỹ, số lượng máy thu hình trên 100 dân còn rất thấp, người dân chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận nhiều với truyền hình đặc biệt là những khu vực xa xôi điều kiện bắt sóng truyền hình còn kém. Nội dung thông tin trên truyền hình mà công chúng tại các nước tiếp cận còn nghèo nàn, đơn điệu và không có sự phong phú đa dạng như công chúng Mỹ hay Canada. Các nước ở Nam Mỹ đang có sự đầu tư cho truyền hình để giảm bớt sự khoảng cách chênh lệch về sự phát triển của hệ thống truyền hình đối với nước Mỹ. Mới đây Brazil đã phóng vệ tinh thứ hai lên quỹ đạo để phục vụ cho việc phủ sóng truyền hình tốt hơn tới nhiều vùng trong nước. Khi có vệ tinh để khai thác thông tin thì sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn những thông tin thích hợp với công chúng của mình tránh sự chi phối của các tập đoàn lớn tại Mỹ