Những yếu tố bất lợi với truyền thông châu Phi.

Một phần của tài liệu VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI (Trang 70 - 73)

Thống kê mức độ sử dụng internet ở Châu Âu theo dân số từ năm 2000 đến hết tháng 12/

2.4.1 Những yếu tố bất lợi với truyền thông châu Phi.

* Về địa – chính trị:

Châu Phi được coi là lục địa đen, lục địa ngủ quên, là châu lục có diện tích và dân số lớn thứ 2 thế giới sau châu Á. Lãnh thổ vắt ngang đường xích đạo, Châu Phi là châu lục duy nhất nằm hoàn toàn trong một đới nhiệt nhiệt đới.

Châu Phi cũng là châu lục có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất thế giới, thời tiết khô hạn, không có tuyết, cũng như các núi băng làm nguồn dự trữ nước, diện tích hoang mạc lớn nhất thế giới.

Những yếu tố khó khăn về mặt tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế, kéo theo hàng loạt những phản ứng dây chuyền tới các lĩnh vực khác trong đời sống, trong đó có truyền thông.

Châu Phi cũng là Châu lục trải qua những năm trường nô dịch của các nước Phương Tây. Sự kìm kẹp của đế quốc làm chậm đi bước phát triển lẽ ra đáng có của Châu Phi như một lẽ bình đẳng tất yếu. Hơn thế, sau khi giành độc lập, các nước Châu Phi lại phải trải qua xung đột và nội chiến kéo dài. Những cuộc chiến liên miên khiến châu Phi trở nên nghèo đói. Nhắc đến nghèo đói người ta lại nhớ tới châu Phi như một mặc định.

* Về dân cư – xã hội:

Trong nghiên cứu về sự tiêu dùng và phát triển của truyền thông, việc tìm hiểu về đặc điểm dân cư là điều cần thiết. Những yếu quan trọng như dân số, trình độ văn hoá, tỉ lệ dân cư thành thị/nông thôn… đều có tác động to lớn tới công chúng hiện tại và tương lai của truyền thông. Bảng số liệu dưới đây nghiên cứu đặc điểm một số quốc gia tiêu biết ở các vùng lãnh thổ châu Phi. Từ đây có thể khái quát đặc điểm tiêu biểu của dân cư các quốc gia châu Phi

Số dân Tỉ lệ gia tăng Dưới 14 Từ 15 – 35

Tỉ lệ biết đọc Tỉ lệ biết đọc dưới mức

Nữ Nam Thành thị

Nông thôn

Triệu người % % % % % % % % Angola 15.5 12 (2000-4) 45 16 83 54 36 64 70 Bostwana 1.8 0 (2000-4) 38 15 76.1 81.5 54.2 48.8 37 Cameroon 16.0 9 (2000-5) 41 36 77 59.8 48.6 51.5 48 DRC 60.0 15 (2000-4) 47 - 79.8 51.9 53.5 46.5 80 Ethiopia 70.0 11 (2000-4) 45 35 49.2 33.8 15.7 84.3 50 Ghana 21.2 13 (2000-4) 39 33 82.7 67.1 45.5 54.6 39.5 Kenya 33.4 11(2000-4) 43 40 78 70 39 60.7 50 Mozambique 19.4 21 (1997-2004) 44 33 62 31 38 64 70 Nigeria 134.0 2.8 (1991-2002) 51 25 77.4 59.4 47 53 60 Senegal 11.4 11 (2000-4) 43 34 74.4 59.4 49.6 50.4 54 Sierra Leone 5.3 18 (2000-4) 43 19 39.8 20.5 38.8 61.2 68 Somalia 8.0 3.3 (2000-4) 44 33 25.1 13.1 34.9 65.1 73 43 Southu Afica 45.5 7.35 (2000-5) 33 37 84.1 80.9 56.9 43.1 6 Tanzania 37.6 8 (2000-4) 43 34 77.5 62.2 35.4 64.6 36 Uganda 28.0 14 (2000-6) 50 33 78.8 59.2 11.3 87.7 55 Zambia 11.5 15.7 (2000-5) 45 35 87 75 34 66 67 Zinbabue 12.9 2 (2000-4) 40 38 94 86 35 65 80

- Dân số ở tất cả những quốc gia trên có chiều hướng tăng lên trong những

năm gần đây. Mặc dù trong nhiều trường hợp, những dữ liệu về dân số có thể khá cũ, nhưng chúng vẫn cho thấy sự thật rằng, dân số ở nhiều nước cận Shahara đang tăng lên. Một số quốc gia được nghiên cứu thể hiện mức độ tăng dân số nhanh đến đánh kinh ngạc –Mozambiquie có tỉ lệ gia tăng là hơn 20% trong vòng năm năm và Kenya, Zambia và Uganda đang có tỉ lệ gia tăng khoảng từ 8 đến 12%.

- Trong tất cả những nước được nghiên cứu, đặc điểm dân số có xu hướng trẻ hoá – vì dân số tăng quá nhanh và chất lượng đời sống thấp, đặc biệt là do đại dịch HIV/AIDS. Khoảng 4/10 (40%) dân số sống ở 15/17 quốc gia được nghiên cứu ở độ tuổi 14 hoặc thấp hơn (chỉ trừ hai nước là Nam Phi 33% và Botswana 38%). Với 50% dân số ở độ tuổi bằng hoặc dưới 14, Uganda là quốc gia có tỉ lệ dân số trẻ cao nhất. Dân số trẻ, tăng nhanh không ngừng, nhưng chất lương cuộc sống không tăng, thậm chí theo đà đó, giảm dần.

- Trong khi tỉ lệ người biết đọc đang tăng lên chậm ở những quốc gia này, và khá cao ở một số khác (Nam Phi 82.3%), thì ở hơn 1 nửa số quốc gia được

nghiên cứu, tỉ lệ này là rất thấp, đặc biệt là với dân số nữ sống ở vùng nông thôn. Chưa tới 6/10 (60%) phụ nữ biết đọc chữ trong số 9/17 quốc gia được nghiên cứu. Trong việc tiếp cận truyền thông, yếu tố giáo dục đóng vai trò quan trọng. Khi không biết chữ, việc tiếp cận và thụ hưởng các sản phẩm truyền thông bằng văn tự viết là gần như không thể. Thực tế số lượng người mù chữ rất lớn ở Châu Phi một phần kéo theo sự kém phát triển của các kênh thông tin bằng chữ viết. Khi đó, ưu thế thuộc về radio, phương tiện truyền tải âm thanh.

- Tại 9 trên 17 quốc gia, có hơn 60% dân số sống ở nông thôn với sự thiếu thốn trong việc tiếp cận với hầu hết các phương tiện truyền thông, nguyên nhân chính là do sự thiếu thốn các phương tiện truyền tải và điện năng, (ví dụ như ở Kenya chỉ có 8% dân sô nông thôn có điện).

- Ngôn ngữ sử dụng phổ thông của các nước Châu Phi chủ yếu là các ngôn ngữ du nhập từ các nước thực dân phương Tây như tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan… ngôn ngữ bản địa chỉ được sử dụng theo từng nhóm dân cư, đặc biệt vẫn còn tồn tại những tộc người, bộ lạc sống biệt lập, có ngôn ngữ riêng.

* Về kinh tế:

Kinh tế Châu Phi xếp vào hạng “cùng đinh” so với các châu lục khác. Tình trạng kém phát triển này xuất phát từ điều kiện địa – chính trị, điều kiện lịch sử - xã hội.

* Các nhân tố khác:

Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật

Mặc dù những năm gần đây mức độ phổ cập của mạng lưới điện thoại, di động và internet ở các nước châu Phi đã cao, nhưng so với thế giới vẫ còn rất thấp.

Các phương tiện truyền tải thông tin còn kém phát triển do mạng lưới giao thông còn ở thưa thớt và thô sơ, điện năng hầu như còn thiếu ở các vùng nông thôn

Trình độ giáo dục ở châu Phi nhìn chung là còn thấp căn cứ vào mặt bằng văn hoá thấp, tỉ lệ dân cư biết đọc còn thấp

Khả năng để có thể đi học của dân cư các nước châu Phi không cao

Các nhân tố kể trên, phần nào có tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông Châu Phi. Sự hạn chế về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực kéo theo những hạn chế, mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng châu Phi so với các lục địa khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w