Đánh giá khả năng hưởng thụ thông tin của khu vực châu Ph

Một phần của tài liệu VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI (Trang 81 - 82)

Thống kê mức độ sử dụng internet ở Châu Âu theo dân số từ năm 2000 đến hết tháng 12/

2.4.3. Đánh giá khả năng hưởng thụ thông tin của khu vực châu Ph

Có một nghịch lí trong sự phát triển truyền thông ở châu Phi so với thế giới.

Hiện nay, trên thế giới, các ấn phẩm truyền thông đa phương tiện như truyền hình và đặc biệt là báo điện tử và các hình thức thông tin Internet đang dẫn đầu về tốc độ phát triển, thế nhưng ở Châu Phi, việc tiếp nhận thông tin bằng radio vẫn là chủ yếu. Radio có tốc độ phát triển cũng như ưu thế gần như tuyệt đối. Với loại hình báo in, xu hướng chung ở châu Phi là số lượng nhật báo hầu như không tăng, mà thay vào đó là sự phát triển của tuần báo. Thậm chí ở một số nước như Congo, nhiều tờ nhật báo còn giãn định kì phát hành thành tuần báo hoặc có thời gian phát hành không ổn định. Như vậy là việc chất lượng

cũng như số lượng thông tin cung cấp cho công chúng của báo in có chiều hướng suy giảm.

Đặc điểm thông tin mà công chúng châu Phi tiếp nhận được hầu hết là nghèo nàn và kém chất lượng. Thông tin của các loại hình truyền thông mang một đặc điểm chung là nặng tính giải trí, tôn giáo, không có nhiều giá trị giáo dục và không tạo được hiệu quả xã hội cao. Sự kém chất lượng của các loại hình thông tin, cộng với chất lượng cuộc sống thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thờ ơ” với thông tin của công chúng. Ở một số quốc gia như Ethiopia, Kenya, … những tờ báo lớn là những tờ báo thuộc về hoặc bị điều khiển chính phủ và các chính trị gia. Nội dung của nó là ủng hộ cho chính phủ, tuyên truyền về chính trị, hoặc trở thành chiến trường cho các chính trị gia.

Thời lượng và diện tích báo mà các loại hình truyền thông dành cho thời sự là rất hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân dẫn đên mà đầu tiên là trình độ hạn chế của các nhà báo nghiệp dư không qua đào tạo. Công chúng phải tiếp nhận những thông tin không có định hướng, không được chọn lọc, ít nội dung và thậm chí còn thiếu sự phân tích. Nhiều thông tin đưa ra không có kiểm định, cũng không có nguồn gốc rõ ràng, không bám sát vào tình hình địa phương.

Sự khu biệt mức độ hưởng thụ thông tin của công chúng châu Phi thể hiện rõ nhất giữa hai khu vực nông thôn và thành thị. Mức độ hưởng thụ thông tin giữa hai khu vực này có một sự chênh lệch rất lớn và là đặc điểm chung của tất cả các quốc gia. Điều này có thể thấy rõ qua sự chênh lệch mức độ tập trung của các loại hình truyền thông giữa hai khu vực này. Thành thị là nơi tập trung hầu hết và tuyệt đối các loại hình truyền thông, đặc biệt là Internet, viễn thông, báo in và cả báo truyền hình.

Một phần của tài liệu VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w