V ấn đề căn bản là sự sống Mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết đói và chết vì bệnh tật ở Châu Phi Họ nghèo, họ đói và họ chết đôi khi chỉ vì thiếu
5 nhóm thu nhập Nhóm 1 0.20 1
3.1.3. Hậu quả của việc mất cân đối trong hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam.
Việt Nam.
Như đã biết, truyền thông đại chúng mang trong mình những chức năng xã hội quan trọng: chức năng tư tưởng, chức năng giám sát và quản lý xã hội, chức năng văn hoá... “Có thể nói truyền thông đại chúng như là một môi trường sư phạm, người thầy, vừa có khả năng trở thành người bạn hay một môi trường văn hoá đối với mỗi người dân. Nó mang đến cho con người những tri thức sâu sắc, vốn hiểu biết phong phú, cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn hay trở thành cầu nối các mối quan hệ giữa con người với nhau” (Tạ Ngọc Tấn). Vai trò to lớn như vậy, cho nên sự mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin cũng sẽ kéo theo những hậu quả không nên có.
Ở Việt Nam có sự chênh lệch thông tin rõ ràng nhất là ở hai khu vực nông thôn và thành thị. Việc thành thị chiếm 25% dân số nhưng có khả năng nắm giữ 75% thông tin, còn nông thôn thì ngược lại, nên hầu hết các hậu quả trong việc phát triển thông tin không đều đều rơi vào hai khu vực này.
Về chính trị
Việc hưởng thụ thông tin không đồng đều dẫn đến những nhận thức về chính trị không đúng đắn. Điều này gây ra hậu quả khó lường, nhất là nhân dân ở những vùng sâu, vùng xa. Minh chứng cho điều này là các vụ bạo động, nổi loạn ở Tây Nguyên…
Cũng từ việc nhận thức không đồng đều sẽ hình thành các nhóm tư tưởng chính trị khác nhau. Trong khi nhà nước lo tạo dựng nền chính trị ổn định để phát triển đất nước thì có rất nhiều kẻ phản động ra sức vu khống, xuyên tạc, cản trở và phá hoại con đường chính trị tốt đẹp.
Một yếu tố nữa là khi nhân dân không nhận thức đồng đều về thông tin chính trị, thì quyền tự do, dân chủ trong tay họ cũng không được phát huy.
Những nơi nào đang đà phát triển thông tin sẽ càng có điều kiện phát triển mạnh hơn, những nơi nào kém phát triển càng vì sự chênh lệch mà rơi vào tụt hậu. Ở Việt Nam không thiếu những khu vực lạc hậu thông tin như thế.
Việc phân phối thông tin không đều không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, ảnh hưởng và kìm hãm phát triển kinh tế mà còn tăng khoảng cách những đối cực trong xã hội : giàu – nghèo, nông thôn – thành thị, tây – ta, hiện đại – lạc hậu…
Mặt khác, khi có quá nhiều nguồn thông tin thì lại gây nhiễu, công chúng không phân biệt được đâu là thông tin chính thống và đâu là tin đồn.
Những hậu quả tất yếu về chênh lệch thông tin sẽ xảy ra theo chuỗi, từ lĩnh vực này kéo theo lĩnh vực kia : chính trị, văn hóa, giáo dục….
Về kinh tế
Việc phân phối lượng thông tin không đều ở các khu vực, gây ra sự mất cân đối trong dân trí là một trong những nguyên nhân lớn cản trở sự phát triển của kinh tế. Hậu quả là kinh tế mỗi vùng phát triển khác nhau, không đồng đều. Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Tỉ lệ hưởng thụ thông tin giữa vùng thành thị và vùng nông thôn chênh nhau khá lớn, thông tin được chia sẻ không đồng đều. Có những nơi tiếp cận nhiều thông tin, thông tin nhanh nhạy, cập nhật như ở thành phố, và có những nơi thông tin đến chậm, thậm chí không được tiếp cận với thông tin như ở các vúng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Những nơi tiếp nhận thông tin nhanh, sẽ xử lí công việc nhanh, phát triển về mọi mặt đời sống, đặc biệt là kinh tế, ngược lại những nơi thiếu, “mù” thông tin sẽ kém phát triển. Sự mất cân đối về phát triển kinh tế sẽ gây ra sự phân hóa giàu nghèo. Một số liệu thống kê cũ cho biết, Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn năm 2004 lần lược như sau: Cả nước” 484,4 nghìn VN đồng, Thành thị là 815,4 nghìn VN đồng, còn nông thôn : 378, 1 nghìn VN đồng. Theo một thống kê xã hội khác thì mức chênh lệch giữa thu nhập bình quân của nhóm thu nhập
cao nhất và thấp nhất ngày càng tăng: năm 2002 là 6 lần, 2006 đã là 6,5 lần. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước ngày càng giảm, nhưng ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo còn cao: Lai Châu hơn 55%, Điện Biên trên 40%... Ước tính năm 2006 số hộ dưới mức nghèo khổ là: 18,7%
Ở nhiều khu vực thiếu thông tin, kiến thức về kinh tế sẽ ít có cơ hội phát triển hơn các nơi khác. Các dự án, chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế không đến được với người dân, mà thậm chí, người dân còn bị lợi dụng.
Chênh lệch về thông tin khiến các thành phần kinh tế không có sự liên kết để tạo sức mạnh phát triển.
Về văn hóa
Khu vực này không có sự am hiểu về văn hóa của khu vực kia gây cản trở trong bối cảnh hòa nhập. Hơn nữa, sự chông chênh về thông tin văn hóa là điểm yếu để các luồng thông tin xấu, không lành mạnh len lỏi vào tư tưởng công chúng.
Các hủ tục truyền thống lạc hậu sẽ không bị xóa bỏ, ngược lại bó hẹp sự phát triển của người dân ở những khu vực vùng sâu, vùng xa.
Không chỉ văn hóa trong nước, mà việc thừa – thiếu thông tin làm cho sự du nhập, tiếp thu văn hóa nước ngoài cũng bị hạn chế.
Ngược lại, sự tiếp thu tích cực quá của một vài bộ phận lại là nguy cơ biến đổi văn hóa, minh chứng là sự du nhập thái quá của các luồng văn hóa trong giới trẻ như : văn hóa hàn quốc, sống thử….
Thiếu thông tin nhiều khi là nguyên nhân chính khiến công chúng không nhận thức sâu sắc hết các giá trị văn hóa nước mình, không biết cách bảo tồn và phát huy, mà vô tình làm mất đi bản sắc vốn có.