Thống kê mức độ sử dụng INTERNET các nước châ uÁ tính theo dân số từ năm 2000 đến tháng 12/
2.3.1. Châu lục có mức hưởng thụ thông tin cao.
Châu Âu là cái nôi của nền báo chí thế giới. Vào thế kỷ 16 ( năm 1556), tờ báo đầu tiên trên thế giới ra đời ở Venie – Ý mang tên Gazetta. Một thế kỷ sau, vào năm 1656 nhật báo đầu tiên có tên Kharlemx Dakhblad xuất hiện ở Kharlemx – miền trung Hà Lan. Dưới tác động của bùng nổ về kỹ thuật truyền
thông, năm 1915, phát thanh quốc tế đầu tiên, hàng ngày một bản tin tức đã
được phát đi từ Đức. Và ngày 2- 11- 1936, Liên đoàn phát thanh truyền hình Anh (Đài BBC) đã bắt đầu thực hiện chương trình truyền hình phát thường xuyên trên thế giới.
Thể chế nhất thể hóa châu Âu đã tạo điều kiện cho nền kinh tế chung của châu lục đạt bước phát triển cao, biến EU thành một trong 3 trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới (gồm Mỹ - EU - Nhật Bản). Trong phạm vi liên minh châu Âu, vấn đề văn hóa thuộc phạm vi điều hòa hợp tác của các nước. Liên minh châu Âu có ý đồ thông qua lập pháp để tiến hành các hoạt động văn hóa phiếm châu Âu, và trên cơ sở đó nhấn mạnh tính đồng nhất chấu Âu, xây dựng bản sắc văn hóa. Trên cơ sở này luồng thông tin mà nhóm công chúng khu vực này được hưởng thụ cũng được tăng lên đáng kể.
Xét trên nhiều tiêu chí, công chúng châu Âu được tiếp cận với một nền báo chí phát triển vào bậc nhất thế giới, với nguồn thông tin đa dạng, phong phú, với đội ngũ người làm báo chuyên nghiệp. Công chúng được thụ hưởng những giá trị phong phú của thông tin do báo giới đem lại.
Đơn cử như nền báo chí Thuỵ Điển. “Hầu như không có gia đình nào thiếu hoặc không sử dụng báo hàng ngày, TV và Radio... Những người không đọc một thứ sách, báo hay tạp chí ngày càng ít hơn” (Hội đồng quốc gia về các vấn đề văn hoá, Chính sách văn hoá Thuỵ Điển, Nxb.CTQG, H.,1998, tr.25,26).
Trong thống kê về độc giả quốc tế năm 1998, 4 nước dẫn đầu thì có 3 nước châu Âu, ngoại trừ Nhật Bản của Châu Á. 4 nước đó lần lượt từ vị trí cao
nhất tới vị trí thứ 4 là Phần Lan, Nauy, Nhật Bản, Thuỵ Điển với khoảng gần 500 nhật báo trên 1000 dân (theo Hans – Ingvar Johnsson).
Nếu xét về chỉ số phát triển phát triển báo chí, Châu Âu cũng là châu lục của những tên tuổi nổi bật. 93% dân số Thuỵ Điển từ 15 tuổi trở lên đọc báo (đứng thứ nhất). Nauy dẫn đầu thế giới về chỉ số báo trên 1000 dân với 619 tờ báo, tạp chí; nước đứng thứ 2 là Thuỵ Điển với 522 tờ báo, tạp chí. Về chỉ số báo hàng ngày, Đức dẫn đầu thế giới với 411 tờ, Tây Ban Nha đứng thứ 2 với 125 tờ, thứ 3 là Thụy Điển với 102 tờ, Anh 101 tờ, Pháp 88 tờ...
Theo bản báo cáo "Mức tiếp nhận truyền thông châu Âu 2006" của Jupiter Research, hiện tại, trung bình mỗi người dân châu Âu lại dành khoảng 4 tiếng mỗi tuần cho mạng Internet so với con số 2 tiếng của năm 2003.
Truyền hình vẫn tiếp tục là phương tiện truyền thông được ưa chuộng nhất ở “cựu lục địa”, bởi người dân châu Âu dành tới 12 tiếng mỗi tuần để xem TV.
Người dân châu Âu đang chứng kiến sức công phá mạnh mẽ của nhật báo miễn phí, kèm theo quảng cáo, thông báo... Thậm chí nhiều báo còn lôi kéo độc giả vào cuộc cạnh tranh bằng nhiều hình thức hấp dẫn, chẳng hạn như ở Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi ngày chỉ cần trả thêm một chút là độc giả có thể nhận thêm đĩa CD, DVD, băng hoạt hình, sách, bản đồ, từ điển bách khoa, thậm chí cả bộ sưu tập tem hay tiền cổ, hoặc các bộ cốc chén, bộ cờ... Xu hướng báo miễn phí ngày càng phát triển ở Châu Âu. Báo được phát không trên các chuyến tàu điện ngầm. Và công chúng có đủ thời gian để đọc hết tờ báo ấy cùng với thời gian đi trên chuyến tàu điện ngầm tới nơi làm việc. Công chúng không phải trả tiền trực tiếp cho việc mua báo, nhưng thông tin họ nhận được vẫn hết sức phong phú.
Metro, tờ báo miễn phí đầu tiên, xuất hiện ở Stockholm và sau đó lần lượt chinh phục độc giả nhiều nước châu Âu như Pháp rồi Canada, Chilê, Hàn Quốc, Hồng Kông… và cả Mỹ. Chưa đầy một tháng sau khi tờ Metro ra mắt độc giả
Pháp, tờ báo phát không 20 Minutes của tập đoàn Na Uy Schibsted cũng ra đời tại Paris.
Bài viết của hai báo này thường ngắn gọn và hầu như không có bình luận, nên rất dễ đọc. Mỗi buổi sáng, người đi xe buýt hay tàu điện ngầm chỉ cần khoảng 20 phút là đã đọc xong tờ báo; rồi vứt vào sọt rác trước khi đến cơ quan.
Hiện nay, 20 Minutes phát hành mỗi ngày được 750.000 bản, và Metro 555.000 bản, vượt xa các nhật báo phát hành cả nước như Le Monde (337.000 bản), Le Figaro (334.000 bản) và Libération (149.000 bản).
Theo nghiên cứu của Viện Bipe, trong số 4 giờ 13 phút thời gian rảnh mỗi ngày, bình quân người Pháp chỉ sử dụng 25 phút để đọc sách báo, so với hai giờ bảy phút để xem truyền hình. Nghiên cứu này được thực hiện vào cuối những năm 1990.
Internet ngày càng phát triển và trở thành kênh thông tin quan trọng tại châu Âu. Nhật báo The Financial Times của Anh cho biết lần đầu tiên, báo mạng đã vượt qua các nhật báo và tạp chí in trên giấy trong lĩnh vực là nguồn cung cấp thông tin chính cho các độc giả ở châu Âu. Trung bình, người dân châu Âu dành bốn giờ/tuần để đọc tin tức trên mạng trong khi chỉ dành ba giờ để đọc báo hay tạp chí. Đây là lần đầu tiên, việc tham khảo thông tin trên mạng đã vượt qua báo viết. Trong năm 2003, người châu Âu chỉ dành hai giờ/tuần để lên mạng đọc tin.
Với sự kết hợp giữa công nghệ số và truyền thông, mức độ phát tán thông tin còn hiệu quả hơn nữa. Trong tương lai không xa người ta sẽ không còn xa lạ với việc xem ảnh động trên báo in, vừa nghe radio vừa đọc được chữ, hay xem báo giấy điện tử (Thay vì phải mua mỗi ngày một bản giấy mới, thông tin cập nhật sẽ được truyền tải lên một tấm vật liệu điện tử siêu mỏng, mua một lần và đọc lâu dài)…
Xu hướng này làm thay đổi cán cân quyền lực giữa các loại hình truyền thông cũ và mới. Nó cũng tác động đến việc xây dựng các chiến lược phát hành, nội dung, ngân sách quảng cáo tại cựu lục địa.