V ấn đề căn bản là sự sống Mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết đói và chết vì bệnh tật ở Châu Phi Họ nghèo, họ đói và họ chết đôi khi chỉ vì thiếu
c. Các nước phát triển:
2.8.1 “Trật tự thông tin mới” The New World Information and Communication Order (NWICO)
Communication Order (NWICO)
Ra đời khi ngành thông tin truyền thông bắt đầu phát triển trên thế giới vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. Thuật ngữ này được dùng trong chương trình nghị sự MacBride, (Sean MacBride người đọat giải Nobel), xung quanh vấn đề phải thiết lập một hệ thống toàn cầu về thông tin truyền thông mới công bằng và hợp lý hơn trong việc cung cấp thông tin cho các khu
vực. Bản báo cáo “Many voices, One world” đã chỉ ra những đặc điểm chính về trật tự thông tin truyền thông mới trên thế giới.
Những vấn đề nổi cộm xung quanh việc cân bằng lượng thông tin tòan cầu đã được bàn luận trong suốt thời gian qua. Trong bản báo cáo của 1 người Mỹ nằm 1964, dòng chảy thông tin giữa các quốc gia ngày càng mỏng, người ta chỉ quan tâm nhiều đến các quốc gia phát triển mà ít quan tâm đến các nước đang phát triển và thờ ơ với các nước chậm phát triển. (Trích trang 65 – sách truyền thông đại chúng và tiến bộ quốc gia, Trường ĐH Stanford – Mỹ).
NWICO tách ra khỏi New International Economic Order vào năm 1974. Từ năm 1976-1978 đổi tên thành New World Information Order (Trật tự thông tin mới), bắt đầu các cuộc thảo luận với UNESCO vào đầu những năm 70. Sau đó, tiếp tục thu nạp thêm các thành viên là các quốc gia quan tâm đến truyền thông đại chúng như Algieria, Tunis, New Delhi…Đến năm 1978 có 16 thành viên, sau đó có thêm sự tham gia của các nước OPEC và một số nước xã hội chủ nghĩa. Các vấn đề chính của NWICO đã được thông qua ở cuộc họp quan trọng vào năm 1976 được tổ chức tại Costa Rica.
Tại Hội nghị về Sự đa dạng của các nền văn hóa năm 2005, vấn đề bất bình đẳng thông tin trên toàn cầu cũng được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, Hội nghị này không được Mỹ ủng hộ nên đã không nằm trong các đề xuất tài chính cho việc phát triển thông tin truyền thông đại chúng của Tổ chức Thương mại Thế Giới.
Có hàng lọat vấn đề được nêu ra trong cuộc thảo luận của NWICO, trong đó nổi lên vấn đề về sự ảnh hưởng do bất cân bằng về việc tiếp nhận thông tin giữa các khu vực khác nhau trên thế giới và các giải pháp bao phủ thông tin tòan cầu. Một số các vấn đề khác là các công nghệ mới có ý nghĩa thương mại và quân sự to lớn như máy tính và vệ tinh. Cụ thể như sau:
- Dòng chảy của thông tin hiện nay đều bắt nguồn từ các hãng thông tấn lớn ở các thành phố lớn của các nước phát triển nhất thế giới như New York, London và Paris, kiểm soát tới 80% lượng thông tin tòan
cầu. Trong đó, thông tin về thiên tai, bão lũ, bạo động nhiều hơn là các thông tin về đời sống thường ngày.
- Một sự mất cân bằng rõ rệt, dòng chảy thông tin vẫn nghiêng về các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, hơn là các nước kém phát triển. Cụ thể là đa số các chương trình tivi và phim đều là của Mỹ.
- Hệ thống quảng cáo đa phần là dành cho thế giới công nghệ cao, số hóa, thế giới của các nước phát triển, đồng thời ảnh hưởng đến hệ thống truyền thông đại chúng ở các nước đang phát triển và hoàn toàn không phù hợp với các nước chậm phát triển, các nước thế giới thứ 3, khi mà cái đói vẫn bủa vây, đọc chữ đã khó chứ đừng nói gì đến công nghệ cao.
- Vùng phủ sóng của phát thanh cũng không đều, một số ít các nước phát triển kiểm soát tới 90% khu vực phủ sóng của radio. Còn đa số ở các nước chậm phát triển là dùng cho mục đích quân sự.
- Với vệ tinh cũng tương tự, chỉ có một số ít các nước phát triển có vệ tinh riêng, mà các nước khác nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Trong khi kinh phí để chế tạo và vận hành một vệ tinh là rất cao và đòi hỏi công nghệ, kĩ thuật phức tạp, các nước kém phát triển không có khả năng làm việc này.
- Vệ tinh phủ sóng của tivi tới các nước thế giới thứ ba mà không được cho phép trước được hiểu như một sự đe dọa chủ quyền dân tộc. Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu phản đối sự phủ sóng vệ tinh ra bên ngòai chủ quyền của mỗi nước.
- Mục đích sử dụng của vệ tinh tới các nước thứ ba chỉ là để thu thập thông tin về mùa màng và các nguồn lợi tự nhiên của các nước này khi mà hầu hết các nước phát triển đang ngày càng trở nên khan hiếm tài nguyên cho việc phát triển kinh tế, đời sống, và cũng thiếu đất để phân tích các dữ liệu liên quan đến vấn đề này.
UNESCO đã có một cái nhìn mới về thông tin tòan cầu, nghiêng về phía thế giới thứ ba. Vào năm 1956, các nước thuộc địa đã thấy được họ phải có một hệ thống báo chí độc lập với cả thế giới thứ nhất (các nước tư bản) và thế giới thứ hai (các nước thuộc địa) và Liên Hợp Quốc sẽ giúp họ thực hiện.
Hội nghị của UNESCO năm 1976 đã chỉ ra nhiệm vụ quốc tế cho những vấn đề truyền thông. Nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của Sean MacBride (Nguyên Ngoại trưởng Ai len và đã từng được giả Nobel hòa bình và giải thưởng Lê Nin) đã hoàn thành nhiệm vụ trong hội nghị ở Belgrade tháng 11 năm 1980, với bản báo cáo “Many Voices, One World” chỉ ra những nguyên tắc chủ yếu trong tự do báo chí, song cũng khuyến khích có một sự điều chỉnh mới cân bằng lại dòng chảy truyền thông và đề nghị UNESCO ưu tiên giải quyết các vấn đề này lên hàng đầu. Hơn 100 nước đang phát triển đã đồng tâm xây dựng một trật tự thông tin mới trên thế giới. Sau nỗ lực đàm phán không mệt mỏi, một số không được các nước phương Tây đồng thuận, trong số này, bao gồm có: quyền con người được hưởng thụ thông tin chân thật về các mặt của đời sống, quyền của mỗi quốc gia được thông tin về mọi sự kiện, sự việc của thế giới, và quyền của mỗi quốc gia về bảo vệ bản sắc văn hóa, xã hội chống lại những thông tin sai lệch có thể gây nguy hại tới chủ quyền dân tộc…
Cuối cùng, tất cả các quốc gia lần đầu tiên đã cùng nhau chấp thuận những luận điểm cơ bản làm nên một trật tự thông tin mới của thế giới. Chỉ có Vương quốc Anh là phản đối mọi ý tưởng làm nên trật tự mới, song, các nước phương Tây thì không phản đối.
Belgrade đã tuyên bố UNESCO nên đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và đưa ra giải pháp cho các vấn đề này. Cuộc họp đã đi đến quyết định chấp thuận những điều khỏan sau làm căn cứ hình thành nên trật tự thế giới mới: 1. Xóa bỏ sự bất bình đẳng và mất cân bằng và phải đưa ra giải pháp cải thiện tình hình này.
2. Xóa bỏ mọi ảnh hưởng tiêu cực của độc quyền và sự tập trung quá mức vào một nơi nào đó
3. Triệt tiêu các cản trở trong và ngòai ảnh hưởng đến dòng chảy tự do, rộng khắp và khuyến khích những sáng kiến mới phổ biến rộng rãi thông tin một cách bình đẳng
4. Nâng cao số lượng nguồn tin và mở rộng vùng phủ sóng của các loại hình báo chí, các kênh truyền thông ra tòan thế giới, phát triển các kênh thông tin sao cho phù hợp với trình độ dân trí, với hoàn cảnh của từng vùng miền, từng quốc gia.
5. Luôn tán thành sự tự do báo chí, tự do thông tin.
6. Tôn trọng quyền tự do của nhà báo… nhưng tự do trong khuôn khổ và phải có tinh thần trách nhiệm
7. Các nước đang phát triển cần phải cải thiện tình hình, nâng cấp trang thiết bị, tổ chức đào tạo cho các nhà báo nước nhà, củng cố hệ thống kiến trúc thượng tầng và phải tìm kiếm, tổ chức tin bài sao cho phù hợp với nhu cầu, mong muốn và trình độ hiểu biết của người dân.
8. Các nước phát triển có nhiệm vụ giúp họ đạt được mục tiêu ấy, hỗ trợ về vốn, về kỹ thuật, về các trang thiết bị, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các nhà báo, song tôn trọng quyền riêng tư và không can thiệp vào cách tổ chức, định hướng tin bài của các nước khác, phải tiến hành hết sức tự nguyện và khách quan.
9. Tôn trọng quyền tự do dân chủ, bản sắc văn hóa của mỗi người, và quyền được thông tin về các sự kiện diễn ra trên thế giới, các nhu cầu nhận thức về văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia.
Phái đòan Mỹ tỏ ra trung lập. Họ cũng đồng ý với bản báo cáo của Sean MacBride, và kêu gọi bản báo cáo này nên được phổ biến rộng rãi để nghiên cứu và tìm hướng đi, song, cần phải có những hành động cụ thể, Mỹ đã nhận ra mục tiêu chính, việc cho thành lập chương trình quốc tế về phát triển truyền thông của UNESCO phần nào hỗ trợ các nước ở thế giới thứ 3 phát triển truyền thông như: nghiên cứu và tổ chức hội thảo về vấn đề bảo vệc sự an tòan của các nhà
báo, các chuẩn mực báo chí, tự do và trách nhiệm trong truyền thông, quyền lợi quốc tế về phản hồi và đính chính, nội dung quảng cáo và quản lý về quản lý truyền thông.