Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ TỔNG HỢP CẢM ỨNG PECTINASE Ở MỘT SỐ CHỦNG BACILLUS (Trang 68 - 70)

4.1. KẾT LUẬN

Qua các kết quả thu được, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

1. Cả sáu chủng Bacillus tiến hành thí nghiệm chọn lọc đều có khả năng tổng hợp pectinase, nhưng mạnh nhất là hai chủng

 Chủng Bl2 : Bacillus licheniformis

 Chủng Bs4: Bacillus subtilis

2. Khi bổ sung chất cảm ứng vào môi trường nuôi cấy hai chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis

Bacillus subtilis thì hoạt độ enzym tăng rõ rệt. Chứng tỏ enzym pectinase là enzym cảm ứng.

3. Các nguyên liệu cảm ứng khác nhau sẽ gây ra hiệu quả cảm ứng sinh tổng hợp pectinase khác nhau.

4. Với chất cảm ứng pectin, nồng độ 3% là thích hợp nhất cho việc sinh tổng hợp enzym pectinase của hai chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis Bacillus subtilis.

5. Cà rốt là nguyên liệu cảm ứng thích hợp cho việc sinh tổng hợp pectinase của vi khuẩn Bacillus

licheniformisBacillus subtilis.

6. Đã tối ưu hoá các điều kiện nuôi cấy (nhiệt độ, pH, tỉ lệ cao nấm men) cho việc sinh tổng hợp enzym pectinase của hai chủng vi khuẩn :

 Chủng Bl2 : Bacillus licheniformis: - Nguồn nitơ cao nấm men 3,3%

- pH: 6,1

- Nhiệt độ: 37,7 0C

 Chủng Bs4( Bacillus subtilis) - Nguồn nitơ cao nấm men 3,3% - pH: 6,5

- Nhiệt độ: 40,1 0C

7. Xác định được điều kiện hoạt động tối ưu của enzym pectinase ở hai chủng vi khuẩn Bacillus:  Chủng Bl2 : Bacillus licheniformis:

- pH: 7

- Nồng độ cơ chất: 1,5% - Nhiệt độ: 500C

- Thời gian phản ứng: 60phút  Chủng Bs4: Bacillus subtilis - pH: 8 - Nồng độ cơ chất: 1% - Nhiệt độ: 550C - Thời gian phản ứng: 60phút

8. Ion Mg2+ và Ca2+ có tác dụng làm tăng hoạt tính, ngược lại, Mn2+ và Zn2+ có tác dụng ức chế

enzym pectinase của cả 2 chủng vi khuẩn Bacillus licheniformisBacillus subtilis

9. Hiệu suất thu nhận của enzym pectinase từ hai chủng vi khuẩn là: Bacillus licheniformis là 72,56%, Bacillus subtilis là 71,54%

10. Trong hai chủng vi khuẩn Bacillusđược chọn lọc thí nghiệm thì Bacillus licheniformis có hoạt độ

pectinase cao hơn Bacillus subtilis. Hoạt độ cao nhất xác định được ở chủng Bacillus licheniformis

các thí nghiệm đã được tiến hành là 720,333 UI/g CT (gấp 1,05 lần hoạt độ pectinase của vi khuẩn

Bacillus subtilis: 683,507 UI/g CT). Tuy nhiên pectinase của Bacillus subtilis lại có khả năng chịu kiềm

và chịu nhiệt tốt hơn pectinase của Bacillus licheniformis.

4.2. ĐỀ NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu đạt được ở trên , để làm tăng hiệu quả ứng dụng của đề tài này, chúng tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu thêm các hướng sau:

1. Nghiên cứu thêm sựảnh hưởng của các nguyên liệu cảm ứng khác nhất là các phế phụ liệu của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm để sinh tổng hợp enzym pectinase của hai chủng vi khuẩn trên, nhằm tận dụng nguồn phế phụ liệu công nông nghiệp và nâng cao giá trị sử dụng của các phế phụ liệu này.

2. Tinh sạch, xác định thành phần, khối lượng phân tử hệ enzym pectinase của hai chủng vi khuẩn này. 3. Nghiên cứu thêm về hệ enzym hydrolase của hai chủng vi khuẩn này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ TỔNG HỢP CẢM ỨNG PECTINASE Ở MỘT SỐ CHỦNG BACILLUS (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)