Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU
2.3.7. Phương pháp khảo sát cơ chất cảm ứng sinh tổng hợp pectinase của chủng Bacillus được nghiên cứu
nghiên cứu
nghiên cứu
2.3.7.2. Khảo sát cơ chất cảm ứng tối ưu
Tiến hành nuôi cấy các chủng Bacillus được chọn trên môi trường bán rắn có bổ sung các nguồn cơ
chất cảm ứng khác nhau (vỏ bưởi, cà rốt) với nồng độ điều chỉnh theo kết quả thí nghiệm 2.3.6 và 2.3.7.1 với thời gian nuôi cấy khác nhau (24h, 48h, 72h, 96h, 120h, 144 h).
Tách chiết enzym. Xác định sự biến thiên của hoạt độ. Từđó xác định loại cơ chất và thời gian nuôi cấy thích hợp cho việc sinh tổng hợp pectinase ở các chủng Bacillus nghiên cứu.
2.3.8. Phương pháp khảo sát một số điều kiện môi trường nuôi cấy thu nhận pectinase có hoạt độ
cao nhất của Bacillus
Bên cạnh cơ chất cảm ứng có vai trò quan trọng đối với quá trình tổng hợp enzym thì các yếu tố khác của môi trường như nguồn nitơ, nguồn chất khoáng, yếu tố pH, nhiệt độ, độẩm, … cũng ảnh hưởng đáng kể quá trình này. Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ khảo sát thêm ảnh hưởng của các yếu tố: nguồn nitơ, pH, nhiệt độ của môi trường nuôi cấy đến sinh tổng hợp pectinase ở các chủng Bacillus nghiên cứu.
2.3.8.1. Phương pháp xác định nguồn nitơ thích hợp cho môi trường nuôi cấy Bacillus để thu nhận pectinase có hoạt độ cao nhất nhận pectinase có hoạt độ cao nhất
Tiến hành nuôi cấy các chủng Bacillusđược chọn trên môi trường bán rắn có bổ sung chất cảm ứng và thời gian nuôi cấy thích hợp theo kết quả của thí nghiệm 2.3.7. Bổ sung vào môi trường nuôi cấy các nguồn nitơ khác nhau (cao nấm men, (NH4)2SO4, NH4NO3) với các tỉ lệ khác nhau: 1-4%.
Quá trình tách chiết enzym được thực hiện theo mục 2.3.4, sử dụng dung dịch enzym sau tách chiết như dịch enzym thô. Vẽ đồ thị biến thiên của hoạt độ. Xác định nguồn nitơ tối ưu cho chủng Bacillus
được chọn sinh tổng hợp pectinase.
2.3.8.2. Phương pháp xác định pH thích hợp cho môi trường nuôi cấy Bacillus để thu nhận pectinase có hoạt độ cao nhất: