Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 79 - 81)

III- BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC Câu h ỏi khái quát

1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu

Tuy gặp không ít khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như trong quá trình thực

nghiệm sư phạm, nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra đề tài cũng đã thực hiện được một

số kết quả sau:

1.1. Nghiên cứu làm rõ một số nội dung về cơ sở lí luận của đề tài.

- Nghiên cứu lý luận về các loại câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học.

- Đặc biệt chúng tôi tập trung nghiên cứu bộ câu hỏi định hướng bài học theo chương trình dạy

học “Intel teach to the future” . Đây là chương trình đã tập huấn cho hơn 5 triệu giáo viên ở trên 40

quốc gia và đang hướng tới con số 13 triệu giáo viên vào năm 2011. Cách sử dụng bộ câu hỏi này đã và đang được tập huấn ở các trường THPT trọng điểm ở Việt Nam. Bộ câu hỏi này được nổi bật bởi lẽ nó

kết hợp nghệ thuật sử dụng câu hỏi của Socrat, nghệ thuật đặt câu hỏi theo mức độ tư duy của Bloom

cùng với những cải tiến để có một bộ câu hỏi khái quát hơn và hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

1.2. Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng câu hỏi hiện nay

1.2.1. Chúng tôi đã phát 652 phiếu thăm dò ý kiến và thu được những kết quả sau:

- Mức độ 1: rất ít, 2: ít, 3: đôi khi, 4: thường xuyên, 5: rất thường. Ở đây chúng tôi xét điểm

trung bình cho các tiêu chí.

-HS rất thích GV hướng dẫn các em thu nhận kiến thức mới thông qua hệ thống câu hỏi từ đơn

giản đến phức tạp (4.21). HS cho rằng việc đặt câu hỏi sẽ phát huy tính tích cực học tập (4.08). Việc đặt câu hỏi sẽ tạo hứng thú học tập (3.91). GV thường cho chúng em nhận xét câu trả lời của bạn (3.44). GV luôn dành đủ thời gian cho các em suy nghĩ để trả lời câu hỏi (3.39). Em thường trả lời được các câu hỏi của thầy/cô (2.54). Các em thường đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp (2.50).

1.2.2. Từ thực tế trên, chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học của của chương trình “Intel teach to the future”. Theo chúng tôi đây là bộ câu hỏi dạy học mang lại hiệu quả

cao bởi nó có tính logic cao (liên kết giữa các phần trong bài học, liên kết các bài học với nhau, liên kết

bài học với thực tế cuộc sống), có tính định hướng (giúp GV-HS nhắm đúng trọng tâm bài học), có

những câu hỏi phát triển tư duy ở cấp độ cao cho HS đồng thời có các câu hỏi gợi mở cho HS TB, YK. Vì thế bộ câu hỏi định hướng bài học phù hợp với mọi trình độ HS.

- Chúng tôi phát trước bộ câu hỏi để học sinh có thể chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm nhằm phát

huy tính tích cực của các em, tạo điều kiện cho các có cơ hội học tập lẫn nhau. Giúp cho giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.

- Việc phản biện của các GV về bộ câu hỏi dạy học là một việc quan trọng để chúng tôi có một

bộ câu hỏi tốt sau khi đã chỉnh sửa.

1.3. Chúng tôi đã đề xuất 13 nguyên tắc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học gồm:

- Khi thiết kế cũng như khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học cần hướng đến việc phát huy năng lực tư duy của học sinh.

- Hướng vào mục tiêu, chú ý các nội dung quan trọng.

- Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và trong sáng.

- Đảm bảo tính vừa sức.

- Số lượng vừa phải.

- Kích thích được hứng thú của học sinh.

- Đa dạng về hình thức: có câu hỏi tái hiện, câu hỏi sáng tạo, vận dụng.

- Có những câu hỏi khái quát nhằm thu hút sự chú ý quan tâm của học sinh với yêu cầu tư duy bậc

cao, buộc học sinh phải phân tích tư duy mới có thể trả lời câu hỏi dạng này.

- Có những câu hỏi bài học là những câu hỏi chính trong bài mà học sinh cần nắm.

- Có những câu hỏi nội dung, câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời các câu hỏi bài học, câu hỏi khái

quát.

- Bộ câu hỏi cần có tính logic cao, có sự gắn kết giữa câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi

nội dung.

- Bộ câu hỏi cần được phản biện bởi các đồng nghiệp để bộ câu hỏi có chất lượng tốt.

- Việc sử dụng các loại câu hỏi đã thiết kế khi lên lớp là hết sức linh hoạt, tùy thuộc vào trình độ

của HS và các điều kiện cụ thể.

1.4. Chúng tôi đã đề xuất qui trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học gồm 8 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu và nắm vững nội dung dạy học.

Bước 2: Xác định đối tượng, các kiến thức liên quan và điều kiện dạy học. Bước 3: Xác định các phương pháp dạy học chủ yếu sẽ tiến hành.

Bước 4: Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học theo trình tự sau: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài

học, câu hỏi nội dung.

Bước 6: Chia sẻ và tranh thủ sự góp ý của đồng nghiệp.

Bước 7: Thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức (nếu có điều kiện). Bước 8: Chỉnh sửa và hoàn thiện bộ câu hỏi cho từng bài học.

1.5. Qui trình sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học gồm 6 bước cũng đã được đề xuất như sau: sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi Bước 3: HS chuẩn bị câu trả lời Bước 4: Mời HS trả lời

Bước 5: Đánh giá câu trả lời Bước 6: Khẳng định và củng cố

1.6. Vận dụng các nguyên tắc và quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học

Chúng tôi đã thiết kế các câu hỏi định hướng bài học và giáo án các bài chương Oxi (HH10 NC).

Các giáo án này sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học do chúng tôi xây dựng.

1.7. Chúng tôi đề xuất một số kinh nghiệm nhằm nâng cao tính khả thi của việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất dụng bộ câu hỏi định hướng bài học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học hoá học lớp 10 chương trình nâng cao.

1.8. Các giáo án đã được thực nghiệm sư phạm tại trường 4 trường THPT:

Gồm 3 trường Trấn Biên, Nguyễn Hữu Cảnh, Tam Phước tỉnh Đồng Nai và 1 trường THPT Chợ

Lách A tỉnh Bến Tre với 6 lớp TN và 6 lớp ĐC. Thông qua kết quả của thực nghiệm sư phạm và trưng

cầu ý kiến của 42 GV Hóa học ở các trường THPT nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và khả thi bộ câu

hỏi định hướng bài dạy mà chúng tôi đã thiết kế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)