Quy trình sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 41 - 45)

Chương 2 THIẾT KẾ BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC “CHƯƠNG OXI” HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

2.4.Quy trình sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học

Hình 2.2. Qui trình sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học

Bước 1: Chuẩn bị

GV: Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh nhằm:

- Chuẩn bị về mặt tâm lí cho các em.

Giáo viên c hư a v Tạo bầu không khí thuận lợi cho việc trả lời và nhận xét của HS Cả lớp nhận xét câu trả lời

Câu này có thể trả lời

tốt hơn được nữa Đạt yêu cầu

Giáo viên khẳng định

câu trả lời

Đến lúc này giáo viên

đưa ra đáp án chính Học sinh ghi nhận kiến thức Củng cố, cám ơn và khen ngợi Vậy em A. đã có câu trả lời đúng. Rất tốt, giỏi lắm, cám ơn… Chưa đạt yêu cầu Đặt câu hỏi

Bộ câu hỏi đã xây dựng

Yêu cầu mọi học sinh

suy nghĩ trả lời

Giáo viên chờ

Thời gian chờ được giáo

viên ấn định trước

Tạo điều kiện cho học

sinh suy nghĩ trả lời

Kiểm tra xem các em

suy nghĩ xong chưa ? Có ai đã có câu trả lời

Giáo viên gọi 1 vài

em trả lời

Không chỉ gọi người

xung phong mà còn gọi bất kỳ HS nào

Các em có đồng ý với

câu trả lời của bạn

không? Tại sao?

Câu hỏi khái quát

Câu hỏi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát huy được tính tích cực của các em.

- Giúp các em chuẩn bị bài một cách có định hướng.

Bước 2: Đặt câu hỏi

•Thái độ hỏi

Vui vẻ, cởi mở, tự nhiên và dễ gần. Đây là yếu tố quan trọng để học sinh có cảm giác tự tin, an

toàn khi trả lời. Không nên dùng thái độ trang nghiêm của phát thanh viên để hỏi vì nó làm cho GV xa

cách với HS. GV cần phải tạo lập được không gian không có sự mạo hiểm để học sinh cảm thấy thoải

mái trong việc hỏi và trả lời. • Kĩ thuật sử dụng giọng nói

Giáo viên cần thường xuyên thay đổi giọng nói nhằm tránh gây ra kích thích đơn điệu kéo dài

rất dễ gây nhàm chán, mất hứng thú. Ngoài ra, cần thể hiện được những từ trọng tâm, từ khóa khi nêu

câu hỏi để học sinh dễ dàng xác định được nội dung chính cần giải quyết. Giọng nói lớn vừa phải, đủ để các học sinh cuối lớp vẫn còn nghe rõ. Giảm bớt các từ đệm, những câu không cần thiết (không có

thông tin, không có tác dụng dẫn dắt). Thi thoảng, có thể dùng những câu khôi hài, tạo bầu không khí

lớp học vui vẻ.

Giọng nói lớn cũng là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý, đồng thời cũng thể hiện vai trò

chỉ đạo của giáo viên. Hãy nghe David Bellamy, David Attenborough hoặc những người giao tiếp giỏi

khác nữa- nhưng đừng nghe điều họ nói mà hãy nghe cách họ nói. Họ có một kĩ thuật nói tuyệt vời, luôn thay đổi độ cao giọng nói và âm lượng, truyền được sự nhiệt tình cho người nghe.

• Bao quát lớp

Phải luôn tỏ ra trân trọng, quan tâm thực sự đến tất cả học sinh trong lớp. Không nên chỉ tập

trung vào những học sinh khá, giỏi (những học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành

bài giảng). Ngoài ra giáo viên có thể dùng những ngôn ngữ cử chỉ như ánh mắt để bao quát lớp, sử

dụng nhiều cử chỉ thể hiện ở nét mặt.

Bước 3: Học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời

Đừng ngại phải dành thời gian cho học sinh suy nghĩ trả lời, thời gian chờ không phải là thời gian

chết. Hãy tươi cười trong khi đợi các em trả lời, nếu như GV lo rằng mình đang tạo quá nhiều áp lực đối với các em học sinh.

Nếu câu hỏi dẫn đến hội thoại giữa GV và một học sinh, hãy sử dụng ánh mắt và ngôn ngữ cử chỉ

Thời gian chờ học sinh trả lời phụ thuộc vào đặc điểm của câu hỏi. Những câu hỏi hay, những câu

hỏi sâu thường đòi hỏi thời gian suy nghĩ lâu hơn. Tuy nhiên, giáo viên phải tính toán thật kỹ lưỡng lượng thời gian cho phép. Thời gian này phải đảm bảo hai yêu cầu: học sinh có được câu trả lời và giáo

viên hoàn thành tiết dạy theo đúng lượng thời gian quy định. Chờ đợi cũng là một dấu hiệu của giáo

viên muốn nhận được sự tham gia trả lời câu hỏi một cách nhiệt tình của các em học sinh.

Xét về khía cạnh tâm lý học, với cùng một trình độ hiểu biết nhưng đứng trước một vấn đề thì mỗi người cũng có phản ứng khác nhau: có người phản ứng rất nhanh, có người phản ứng chậm, có người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rất quyết đoán nhưng cũng có người rất do dự… Như vậy, khí chất của học sinh có quan hệ chặt chẽ

với tốc độ tiếp thu câu hỏi cũng như giải quyết những yêu cầu của câu hỏi. Do đó, để xác định thời gian

chờ học sinh trả lời cho phù hợp thì trong quá trình sử dụng câu hỏi, ngoài việc biết được trình độ nhận

thức của học sinh, giáo viên cũng phải hết sức quan tâm đến đặc điểm tâm lý của học sinh, đặc biệt là

thuộc tính khí chất.

Biết được mối quan hệ giữa đặc điểm nhận thức và khí chất giáo viên có thể trang bị cho mình

một kỹ năng tâm lý đặc biệt trong việc sử dụng câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh đó là khả năng ước lượng thời gian trả lời.

Bước 4: Mời học sinh trả lời

GV gọi ngẫu nhiên vài học sinh trả lời câu hỏi. Có thể gọi cả những em không xung phong đối với

các câu hỏi mà GV đánh giá là câu hỏi dễ. Tùy theo mức độ tư duy của từng câu hỏi mà giáo viên nên lựa chọn sao cho phù hợp. Chú ý nên nâng cấp dần khả năng tư duy cho từng học sinh trong việc gọi

các em trả lời các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp.

Tâm lí học đã chứng minh rằng “Tên của một người, đối với anh ta là âm thanh ngọt ngào và quan

trọng nhất ” (Dale Carnegie). Vì thế, giáo viên nên cố gắng nhớ tên của học sinh và gọi tên học sinh khi

yêu cầu các em trả lời câu hỏi.

Bước 5: Đánh giá câu trả lời

Sau khi học sinh trả lời giáo viên nên cố gắng tìm ra chỗ đúng trong câu trả lời sai và cuối cùng tỏ

vẻ đồng cảm với câu trả lời của học sinh. Lúc này GV yêu cầu cả lớp phải cân nhắc kĩ trước khi đánh

giá câu trả lời để kiểm tra và làm cho nó tốt hơn. GV có thể ghi chép ý chính những câu trả lời của học

sinh lên bảng nếu cần. Hỏi các em có đồng ý với câu trả lời này không? hoặc là có em nào không đồng

ý với câu trả lời này? Sau đó mời các em trình bày ý kiến của mình. Cảm ơn các em đã đóng góp xây

dựng bài, nhưng cũng đừng vội nói câu trả lời của các em đúng hay sai. Yêu cầu HS đánh giá câu trả

Ví dụ: “Theo em câu trả lời A là không đúng” nhưng không khuyến khích kiểu nói “Câu trả lời A

của bạn Toàn là sai”.

Thuận lợi của giai đoạn này là tăng sự tham gia của học sinh, khẳng định câu trả lời đúng, sửa

chữa câu trả lời sai, và nói chung rất thú vị. Lí tưởng là việc đánh giá câu trả lời nên hướng tới tương

lai và tập trung vào sự tiến bộ, chứ không nên nhìn lại phía sau hay tập trung vào lỗi. Hãy để cho HS

thống nhất câu trả lời với nhau, hoặc nêu rõ những ý kiến khác nhau.

Bước 6: Khẳng định và củng cố

Đến giai đoạn này GV mới đưa ra câu trả lời đúng giải thích cách lập luận một cách rõ ràng, chính

xác và thuyết phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những lời nhận xét của GV về câu trả lời của học sinh nếu được như sau thì rất tốt:

- Tập trung vào năng lực của HS, chứ không hướng vào cá tính, phê phán có tính xây dựng chứ

không công kích. Nếu GV nhận xét câu trả lời của HS là chưa đúng thì phải chỉ rõ chỗ chưa đúng như

thế HS mới tiến bộ được.

- Biểu dương ý kiến và nỗ lực của các em phát biểu xây dựng bài, nếu câu trả lời của các em rõ

ràng sai thì ít nhất cũng cám ơn các em. Nếu không có câu trả lời đúng thì hãy nhận xét về ý kiến đóng

góp và cách lập luận của các em.

- Tạo ra một không khí lớp học, chấp nhận câu trả lời chưa đầy đủ hoặc thiếu sót để HS không

quá lo sợ khi trả lời, các HS kém không mặc cảm về trình độ của mình. Bên cạnh đó GV cũng nên

khuyến khích động viên sự cố gắng của các em HS nhằm giúp các em nỗ lực phấn đấu. GV nên trân

trọng sự tiến bộ dù nhỏ của HS. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng lời khen. GV biểu dương và cám ơn đích danh các em sẽ có tác dụng rất lớn và khuyến khích các em xây dựng bài trong tương lai. Đồng

thời, GV cũng nên biểu dương những em không đóng góp vào cuộc thảo luận, ví dụ nói: “Ai đã trả lời

câu hỏi ấy nhỉ? … Tuyệt vời!”.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 41 - 45)