Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 64 - 67)

III- BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC Câu h ỏi khái quát

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học.

3.1.1. Tính khả thi

Tính khả thi được thể hiện qua việc tham khảo ý kiến của các GV và các em học sinh tham gia

thực nghiệm.

3.1.2. Tính hiệu quả

Tính hiệu quả của việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học thể hiện qua:

- Kết quả học tập của HS được nâng lên (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra).

- Nâng cao khả năng tự học (đánh giá qua việc HS tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của giáo

viên).

- Độ bền kiến thức được nâng lên (đánh giá qua điểm số 2 bài kiểm tra).

- HS hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn (đánh giá qua phiếu tham khảo ý kiến của các

GV và HS tham gia thực nghiệm).

3.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi đã chọn chương oxi HH10 NC để thực nghiệm sư phạm bao gồm các bài sau:

 Bài 1. Khái quát về nhóm oxi

 Bài 2. Oxi

 Bài 3. Ozon và hiđropeoxit

 Bài 4. Lưu huỳnh

 Bài 5. Hiđro sunfua

 Bài 6. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh

3.3. Đối tượng thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm tại khối 10 của 3 trường thuộc TP. Biên Hoà – Tỉnh Đồng Nai và 1 trường

thuộc tỉnh Bến Tre. Với mỗi GV dạy thực nghiệm chúng tôi chọn 2 lớp có trình độ tương đương nhau,

một lớp dạy theo giáo án thực nghiệm và một lớp dạy theo giáo án truyền thống.

Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng

TN- ĐC

1 T.N 1 10A3 (Trấn Biên)

Trần Đức Thiện 44

2 ĐC 1 10A2 (Trấn Biên) 43

3 T.N 2 10A3 (Nguyễn Hữu Cảnh)

Nguyễn Thị Hồng

Hạnh

44

4 ĐC 2 10A4 (Nguyễn Hữu Cảnh) 45

5 T.N3 10A1 (Nguyễn Hữu Cảnh) 45

6 ĐC3 10A2 (Nguyễn Hữu Cảnh) 44

7 T.N4 10A1 (Tam Phước)

Dương Thị Hồng

44

8 ĐC4 10A5 (Tam Phước) 42

9 T.N5 10A6 (Tam Phước) 42

10 ĐC5 10A11 (Tam Phước) 38

11 T.N6 10A5 (Chợ Lách A) Phan Thị Mộng Tuyền 40 12 ĐC6 10A6 (Chợ Lách A) 39 Tổng 510 3.4. Tiến hành thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị

Chúng tôi đã tiến hành các công việc sau:

- Gởi bộ câu hỏi định hướng bài học đến các trường tiến hành thực nghiệm cùng phiếu tham

khảo ý kiến, giáo án và các bài kiểm tra.

- Trao đổi với các GV tham gia thực nghiệm về mục đích, cách thực hiện…

- Tham khảo với các bạn đồng nghiệp, các thầy cô có kinh nghiệm để hoàn thành bộ câu hỏi và đề xuất các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

3.4.2. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp

Sau khi đã chuẩn bị các nội dung cần thiết, GV tiến hành giảng dạy theo kế hoạch.

 Trước tiết học 1 tuần GV thực hiện các bước cơ bản sau:

- Chia lớp thành 6 nhóm, phát bộ câu hỏi định hướng bài học cho các em học sinh.

- Nhóm và cá nhân tự lực tìm hiểu trả lời các câu hỏi của mỗi bài rồi nộp cho GV trước tiết

học của từng bài.

- GV thu bài và ghi nhận sự cố gắng chuẩn bị bài của từng nhóm.

- Tiến hành giảng dạy dựa trên bộ câu hỏi đã cho học sinh chuẩn bị trước.

- Yêu cầu các em trả lời các câu hỏi để xây dựng bài. Đồng thời tạo điều kiện để các em tự đặt

các câu hỏi mà các em còn thắc mắc trong quá trình chuẩn bị bài. Các nhóm còn lại sẽ trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại các ý chính.

3.4.3. Tiến hành kiểm tra

Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ở 6 lớp TN và 6 lớp ĐC. - Bài 1: Kiểm tra 15’ sau bài lưu huỳnh

- Bài 2: Kiểm tra 45’

sau khi kết thúc chương oxi

3.4.4. Tiến hành xử lí số liệu

Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học theo các bước sau:

1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.

2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.

3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng

a. Trung bình cộng 1 1 2 2 k k i i 1 1 2 k n x + n x + ... + n x 1 x = = n x n + n +... + n n k i= ∑ ni: tần số của các giá trị xi

n: số HS tham gia thực nghiệm

b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ số

liệu càng ít phân tán. S2 = 2 i i n (x -x ) n-1 ∑ và S = 2 i i n (x -x ) n-1 ∑

c. Hệ số biến thiên V: dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá

trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác nhau.

V = S

x .100%

S m =

n

e. Đại lượng kiểm định Student

DCTN TN DC TN DC TN DC DC TN TN DC TN n n n n n n S n S n x x t + − + + − = 2 2 2

(trong biểu thức trên n là số HS của nhóm thực nghiệm)

- Chọn xác suất α (từ 0,01 ÷0,05). Tra bảng phân phối Student [11], tìm giá trị tα,k với độ lệch tự do

k = 2n - 2.

- Nếu ttα,k thì sự khác nhau giữa xTNxDC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α .

- Nếu t < tα,k thì sự khác nhau giữa xTNxDC là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.

3.4.5. Kết quả thực nghiệm

3.4.5.1. Kết quả nhận xét của giáo viên về bộ câu hỏi định hướng bài học

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến nhận xét của 42 GV dạy THPT trong đó có 4 GV đã trực tiếp sử

dụng e-book vào việc giảng dạy.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 64 - 67)