BÀI 46 LUYỆN TẬP CHƯƠNG

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 60 - 64)

III- BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC Câu h ỏi khái quát

BÀI 46 LUYỆN TẬP CHƯƠNG

I- MỤC TIÊU

1- Kiến thức

Nhằm củng cố các kiến thức:

• Tính chất hóa học (đặc biệt là tính oxi hóa) của các đơn chất: oxi, ozon, lưu hùynh.

• Tính chất hóa học của các hợp chất: H2O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4. 2- Kỹ năng - vận dụng:

- So sánh tính chất hóa học của O2 và S dựa vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện của chúng.

- Dùng số oxi hóa để giải thích tính oxi hóa của oxi, tính oxi hóa, tính khử của lưu huỳnh và các

hợp chất của lưu huỳnh. Viết được các phương trình phản ứng minh họa.

- Biết làm một số bài tập liên quan đến các nguyên tố nhóm oxi.

II- CHUẨN BỊ

1- Giáo viên

Bảng tóm tắt tính chất của các hợp chất của lưu huỳnh ( trong SGK).

Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng bài học.

3- Phương pháp dạy học chủ yếu Phương pháp đàm thoại gợi mở.

Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.

III- BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC

1. So sánh tính chất hóa học của nguyên tố oxi và nguyên tố lưu huỳnh (đơn chất oxi và đơn chất lưu huỳnh).

2. Viết các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của oxi, ozon và lưu huỳnh.

3. H2O2 có cấu tạo phân tử và tính chất hóa học như thế nào? Từ H2O2, O2, H2O,

hãy lập sơ đồ thể hiện sự chuyển hoá giữa các chất trên. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy

chuyển hóa đó.

4. Có các chất: SO2, SO3, H2S, H2SO4,S, Na2S, Na2SO3, Na2SO4  Lập các sơ đồ chuyển hóa giữa các chất trên.

 Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa đó.

 Phương trình hóa học nào thể hiện tính khử của S, H2S, SO2.  Phương trình hóa học nào thể hiện tính oxi hóa của S, SO2, H2SO4. 5. Học sinh làm bài tập trang 190,191/ sgk 10 NC.

2.6. Một số kinh nghiệm khi thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học

- Bộ câu hỏi khung chương trình được thiết kế lồng ghép vào nhau. Câu hỏi nội dung hỗ trợ cho

Câu hỏi bài học và cho cả Câu hỏi khái quát. Câu hỏi khái quát thường hấp dẫn hơn và được đưa ra trước (mang tính thách thức cao).

- GV nên tạo một không gian không có sự mạo hiểm để HS cảm thấy thật thoải mái trong việc trả

lời.

- GV nên xây dựng những bài học xoay quanh câu hỏi về nội dung kiến thức. Điều này có nghĩa là cần phải xây dựng được một cái nhìn khái quát toàn bài, mở rộng các chủ đề, và bao quát toàn bộ

những khái niệm trọng tâm của bài học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không nhất thiết phải sử dụng hết các câu hỏi đã nêu trong bài soạn.

- Câu hỏi khái quát nên dùng khi vào bài để học sinh có cái nhìn tổng quát, gây hứng thú, tạo động cơ học tập.

- Không nhất thiết phải sử dụng các câu hỏi bài học trước các câu hỏi nội dung, mà có thể ngược

- Bộ câu hỏi sẽ được phát trước cho các em chuẩn bị ở nhà theo nhóm.

- Để phát triển câu hỏi của mình một cách có hiệu quả giáo viên nên dùng bảng các gợi ý sau: + Câu hỏi khái quát có ý nghĩa như thế nào đối với học sinh? Nó hấp dẫn như thế nào? Có đủ

tính liên môn không? Câu hỏi đặt ra được khó khăn vừa sức đối với học sinh hay không?

+ Những câu hỏi này có phát huy kích thích óc tò mò, khuyến khích khám phá ý tưởng hay

khiến học sinh quan tâm không?

+ Những đối tượng khác nhau có trả lời câu hỏi đó theo cách khác nhau hay không, câu hỏi có

cho phép các cách tiếp cận sáng tạo và đáp án duy nhất không?

+ Câu hỏi có đòi hỏi học sinh trả lời “tại sao” và “như thế nào” không?

+ Câu hỏi có giúp mở điểm mấu chốt của môn học, bài học không?

+ Câu hỏi có liên quan đến một khía cạnh nào đó về cuộc sống của học sinh không? + Câu hỏi có đòi hỏi học sinh phân tích tư duy của chính các em không?

+ Câu hỏi có được sắp xếp một cách logic không?

+ Câu hỏi có được diễn đạt bằng ngôn ngữ hấp dẫn đối với học sinh hay không?

+ Không ngừng học hỏi để có được một bộ câu hỏi chất lượng cao.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, trước hết, chúng tôi tìm hiểu tổng quan về chương Oxi. Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng các nguyên tắc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học làm cơ sơ để đề xuất qui

trình thiết kế bộ câu hỏi gồm 7 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu và nắm vững nội dung dạy học.

Bước 2: Xác định đối tượng, các kiến thức liên quan và điều kiện dạy học. Bước 3: Xác định các phương pháp dạy học chủ yếu sẽ tiến hành.

Bước 4: Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học theo trình tự sau: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài

học, câu hỏi nội dung.

Bước 5: Xem xét tính logic và mối tương quan giữa các câu hỏi, sự thích hợp của mỗi câu hỏi với

nội dung và phương pháp dạy học.

Bước 6: Chia sẻ và tranh thủ sự góp ý của đồng nghiệp.

Bước 7: Thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức (nếu có điều kiện). Bước 8: Chỉnh sửa và hoàn thiện bộ câu hỏi cho từng bài học.

Kế đến, chúng tôi đã đề xuất quy trình sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học thông qua 6 bước: Bước 1: Chuẩn bị.

Bước 2: Đặt câu hỏi.

Bước 3: HS suy nghĩ tìm câu trả lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Mời HS trả lời.

Bước 5: Đánh giá câu trả lời.

Bước 6: Khẳng định và củng cố.

Sau hết, chúng tôi vận dụng để thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học chương Oxi HH 10 NC đồng

thời đưa ra một số kinh nghiệm khi thiết kế và sử dụng câu hỏi nhằm góp phần nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 60 - 64)