BÀI 42 OZON VÀ HIĐRÔPEOXIT

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 50 - 54)

II- CHUẨN BỊ 1 Giáo viên

BÀI 42 OZON VÀ HIĐRÔPEOXIT

I- MỤC TIÊU 1- Kiến thức 1- Kiến thức

Biết được:

• Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí, hóa học của O3 và H2O2.

• Một số ứng dụng của O3 và H2O2. Hiểu được:

Nguyên nhân gây ra tính chất hóa học cua O3 va H2O2.

2- Kỹ năng - vận dụng

- Giải thích vì sao O3 và H2O2 được dùng là chất tẩy màu và chất sát trùng.

- Viết một số pthh minh họa cho tính chất hóa học của O3 và H2O2.

- Giáo dục thái độ, hành vi đạo đức : bảo vệ tầng ozon là bảo vệ Trái Đất.

3- Tình cảm thái độ

GV có thể đưa ra một số tư liệu về việc hình thành tầng Ozon:

- Khi hai đám mây tích điện trái dấu gặp nhau sẽ xảy ra sự phóng điện. Các đám mây thường tích điên rất lớn, hiệu số điên thế giữa hai đám mây thường từ mấy trăm ngàn đến hàng triệu Vol các tia lửa điện sinh ra hết sức lớn làm oxi bị kích thích và biến thành ozon. Ozon với nồng độ loãng sẽ gây cho người ta cảm giác không khí trong lành tươi mát. Sau cơn giông trong không khí lan truyền một lượng nhỏ ozon. Vì vậy có thể làm sạch không khí và làm cho không khí trong lành hơn. Dùng ozon để

làm sạch sẽ rất nhanh mà lại không lưu lại các mùi khó chịu vì O3 loãng không có mùi như các loại

chất sát trùng khác.

- Ở độ cao 20-25 km, O3 hình thành một tầng khí riêng, có khả năng hấp thụ phần lớn tia tử

ngoại phát ra từ ánh sáng mặt trời, làm cho con người và các sinh vật khác tránh được những nguy hại

bởi bức xạ tử ngoại. Vì thế mà đối với việc bảo vệ sự sống trên trái đất O3 có cống hiến không nhỏ.

- Ozon hấp thụ được tia tử ngoại của mặt trời, là lá chắn cho sự sống sinh sôi. Điều này cho thấy

vai trò không thể thiếu được của tầng ozon. Qua đó GV giáo dục cho HS ý thức bảo vệ tầng O3 là vấn đề được đặt ra cho các nhà bác học và cho mọi người trên toàn thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe con người.

II- CHUẨN BỊ 1- Giáo viên 1- Giáo viên

- Hoá chất : dd H2O2, dd KI, dd KMnO4, dd hồ tinh bột, quỳ tím, dd H2SO4.

- Các tư liệu, hình ảnh mô phỏng về tầng ozon, sự phá huỷ tầng ozon, một số hình ảnh về thiên tai

lũ lụt, hạn hán, một số bệnh nhân bị ung thư mắt, da do ảnh hưởng của tia cực tím.

- Nếu có điều kiện, GV chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hoá chất để HS thực hiện các thí nghiệm cá nhân

hoặc theo nhóm nghiên cứu về tính chất hoá học của hiđropeoxit, các phương tiện máy tính truy cập internet để HS khai thác thông tin trên mạng.

2- Học sinh

Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng bài học.

3- Phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp đàm thoại gợi mở, dạy học theo hoạt động.

III- BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC

Câu hỏi khái quát: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ozon liên quan đến hiệu ứng nhà kính như thế nào? Tại sao phải bảo vệ tầng

Ozon?

Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung

1. O3 và H2O2 có cấu tạo phân

tử và tính chất vật lí như thế

nào?

2. So sánh hóa tính của O3 và O2; Hiđrô Peoxit và Ozon.

3. Nêu ứng dụng của H 2O2 và O3, vấn đề lỗ thủng tầng ozon

và ô nhiễm khí quyển.

1.1 Viết công thức electron, công thức cấu tạo

của O3 và H2O2. So sánh độ bền của các liên

kết.

1.2 . Nêu một số tính chất vật lí đặc trưng của ozon và hiđropeoxit (màu sắc, trạng thái, mùi

vị, nhiệt độ sôi, khả năng hòa tan trong nước).

2.1. Hãy cho biết trên tầng cao của khí quyển, Ozon được tạo thành như thế nào?

2.2. O3 tác dụng được với những hóa chất nào?

Viết phương trình phản ứng để chứng minh O3 có tính oxh mạnh hơn

2.3. Dựa vào số oxh của oxi trong H2O2, hãy O2.

dự đoán tính chất hóa học

3.1. Cho biết một vài ứng dụng của O3 và H2O2

trong đời sống, y tế, công nghiệp và môi trường.

của nó. Viết các phương

trình phản ứng minh họa.

3.2. Tại sao khi nồng độ của ozon lớn hơn 10-6

% thì nó lại là chất gây ô nhiễm môi trường?

Các ứng dụng đó có vận dụng tính chất

lí hóa gì của hiđropeoxit và ozon?

3.3. Vì sao sau những cơn giông thì khí trời trở nên trong lành hơn?

BÀI 43. LƯU HUỲNH

I- MỤC TIÊU 1- Kiến thức 1- Kiến thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Cấu tạo tinh thể gồm hai dạng lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà. • Một số ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.

Hiểu được

•Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh. •Nguyên nhân lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

2- Kỹ năng - vận dụng

- Viết được phương trình hóa học chứng minh tính khử, tính oxi hóa của lưu huỳnh.

- Giải thích một số hiện tượng vật lí, hóa học liên quan đến lưu huỳnh.

3- Tình cảm thái độ

Lưu huỳnh là một nguyên tố khá gần gũi với học sinh . Qua việc giải thích được những tính chất ,

ứng dụng củ a lưu huỳnh, học sinh sẽ cảm thấy yêu thích môn học hơn . Một số tư liệu thực tế về lưu huỳnh :

+ Từ thời cổ đại con người đã biết đến lưu huỳnh . Người La Mã cổ đại đã khai thác ở đảo Sixil mỏ của loại nguyên liệu có màu vàng tươi , cháy được và tạo khí có mùi khó chịu : đó chính là mỏ lưu huỳnh tự sinh (lưu huỳnh nguyên tố). Người xưa tin rằng đốt lưu huỳnh có thể tẩy uế nhà cửa, xua đuổi

tà ma. Nhiều lang băm còn đốt các lá bùa có tẩm S để chữa bệnh . Thật ra, đó là vì khi đốt một lượng

nhỏ S tạo khí SO2 có thể tiêu diệt vi khuẩn trong không khí.

+ S chiếm 0,05% khối lượng vỏ trái đất . S đơn chất (S8) có trong các mỏ lưu huỳnh ở gần các khu vực có núi lửa. S có trong các quặng sunphat, sun phua…, nhất là các quạng kim loại màu thường chứa khá nhiều lưu huỳnh. S có trong cơ thể động thực vật  trong nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, khí

đốt…) có mộtlượng đáng kể S.

+ Lưu huỳnh cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền (ví dụ có trong món gà tiềm thuốc bắc).

Nó được dùng để chữa các bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hoá…

II- CHUẨN BỊ

1- Giáo viên

- Hoá chất : Lưu huỳnh, Cu, khí oxi (điều chế sẵn).

- Dụng cụ: Ống nghiệm, lọ đựng khí oxi, đèn cồn.

- Tranh mô tả cấu trúc tinh thể lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.

- Sơ đồ biến đổi cấu tạo phân tử lưu huỳnh theo nhiệt độ, khai thác lưu huỳnh trong lòng đất.

2- Học sinh

3- Phương pháp dạy học chủ yếu

- Phương pháp đàm thoại gợi mở.

- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.

III- BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC

Câu hỏi khái quát:

Nguyên tố l ưu huỳnh có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của

chúng ta? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung

1. Cho biết cấu tạo phân tử và

tính chất vật lí của lưu huỳnh.

2. Dựa vào số oxi hóa của lưu

huỳnh trong các hợp chất, hãy

dự đoán tính chất của lưu

huỳnh.

3. Cho biết cách sản xuất lưu

huỳnh và một số ứng dụng của

nó.

1.1. Lưu huỳnh có các dạng thù hình nào? 1.2. Nhận xét về khối lượng riêng, nhiệt độ

nóng chảy, tính bền của hai dạng thù hình nói

trên?

2.1 Nhiệt độ có ảng hưởng đến cấu tạo phân tử

và tính chất vật lí của lưu huỳnh như thế nào?

2.2. Lưu huỳnh có những trạng thái oxh nào?

2.3 Dựa vào số oxh hãy dự đóan tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh.

2.4 Khi nào lưu huỳnh thể hiện tính khử? tính

oxh? Viết phương trình phản ứng minh họa?

3.1 Nêu một vài ứng dụng của lưu huỳnh trong

cuộc sống.

3.2. Hãy mô tả một cách ngắn gọn về cách khai thác lưu huỳnh trong lòng đất theo hình 6.10

sgk.

3.3. Làm thế nào để điều chế được lưu huỳnh từ

SO2 và H2S?

3.4. Phương pháp điều chế lưu huỳnh nói trên có ưu điểm gì đối với việc bảo vệ môi trường?

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 50 - 54)