Quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 38 - 41)

Chương 2 THIẾT KẾ BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC “CHƯƠNG OXI” HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

2.3. Quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học

Hình 2.1. Quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học

Quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học gồm 7 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học

Yêu cầu đối với câu hỏi

Các kiến thức liên quan

Mục tiêu bài học

Đối tượng học sinh

Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học

Câu hỏi khái quát

Câu hỏi bài học

Câu hỏi nội dung

Yêu cầu về

nội dung Yêu chình thầu về ức

Yêu cầu thuộc về phương pháp

Chia sẻ với các đồng nghiệp và đọc

lại hệ thống câu hỏi Chưa đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu Xây dưng đáp án

Phản biện với đồng nghiệp

Không nhất trí Nhất trí Thực nghiệm sư phạm Học sinh trả lời Học sinh trả lời

Hoàn thành câu hỏi Phương pháp dạy học

- Đây là vấn đề then chốt khi thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học vì nó quyết định nội dung, các phương pháp dạy học cùng các hoạt động của GV và HS.

- Mục tiêu của bài là đích đặt ra cho HS cần đạt được sau khi học xong bài đó.

- Mục tiêu của bài gồm ba thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Khi xác định mục tiêu cần chú ý đến các kiến thức đặc biệt là các kĩ năng, thái độ ẩn chứa trong nội dung bài. Mục tiêu được thể hiện

bằng các động từ có thể lượng hóa được với ba mức độ biết, hiểu, vận dụng.

- Xác định rõ trọng tâm của tiết lên lớp.

- Đặc biệt là phải tuân thủ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong chương trình giáo dục phổ thông.

Bước 2: Xác định đối tượng, kiến thức liên quan và điều kiện dạy học

Khi đặt câu hỏi cho học sinh người giáo viên phải luôn luôn nhớ đến mình đã trang bị những kiến

thức gì cho học sinh, đã bồi dưỡng phương pháp học tập một cách chủ động cho học sinh đến đâu thì

câu hỏi được đặt ra mới hấp dẫn sát và đúng với đối tượng. Điều này có nghĩa là đặt câu hỏi phải dựa

vào những kiến thức mà HS đã được học với sự nỗ lực tư duy của bản thân HS có thể trả lời những câu

hỏi của giáo viên thông qua đó mà tiếp thu kiến thức. Những câu hỏi mà học sinh dù nỗ lực hết sức

cũng không thể trả lời được cũng như những câu hỏi nhìn vào học sinh đã biết câu trả lời là những câu

hỏi không thể tạo hứng thú trả lời cho học sinh. Gắn bài học mới với bài học cũ là điều rất quan trọng.

Gắn bài học cũ giúp hiểu nội dung bài học mới, việc này cần thiết cho việc lưu giữ thông tin và trí nhớ

dài hạn.

Những đối tượng học sinh khác nhau khả năng trả lời được các câu hỏi cũng khác nhau. Học sinh ở mức độ khá, giỏi thì giáo viên nên đặt những câu hỏi phát triển kĩ năng tư duy ở mức độ cao và ngược lại để phát triển tư duy cho học sinh. Những đối tượng đặt câu hỏi của giáo viên là những học

sinh ở mỗi cấp khác nhau thì có những đặc điểm tâm lí lứa tuổi cũng khác nhau nên việc đặt những câu

hỏi cũng nên chú ý đến vấn đề này. Ngoài việc phân loại học sinh như trên người ta còn phân loại dựa

vào vốn kiến thức, vốn ngôn ngữ, năng lực trí tuệ, thói quen làm việc, trí óc…

Nhìn chung trong một lớp học hiện nay ở các trường phổ thông có rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau được trộn lẫn trong cùng một lớp học. Nếu xét về kết quả học tập, có đầy đủ 5 loại học sinh:

xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Mỗi học sinh đều có những ưu điểm riêng. Việc phân loại đối tượng học sinh dựa theo khí chất như tâm lí học, theo trí thông minh, theo phong cách học tập đã được đề cập ở chương 1 giúp GV xây dựng được một bộ câu hỏi hiệu quả hơn.

Phương pháp là con đường để GV đạt được mục đích dạy học. Phương pháp hiệu quả sẽ giúp GV thành công trong dạy học. Việc xác định các phương pháp dạy học sao cho đơn giản, phù hợp, giúp HS

tự học ở mức độ cao nhất để tìm tòi phát hiện kiến thức mới phù hợp với đối tượng HS. Việc lựa chọn phương pháp căn cứ vào mục tiêu cụ thể, nội dung cụ thể , đặc điểm của mỗi phương pháp và sự phối

hợp giữa chúng.

Bước 4: Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học theo trình tự sau: câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung

Sau khi đã thực hiện xong ba bước trên, GV thiết kế bộ câu hỏi tuân thủ các nguyên tắc đã đề xuất ở

phần 2.2.

Bước 5: Xem xét tính logic, cách diễn đạt, dự kiến thời gian cho mỗi câu hỏi

Xem xét mối tương quan giữa các câu hỏi, sự thích hợp của mỗi câu hỏi với nội dung và phương

pháp dạy học, hãy sửa chữa và sắp xếp lại nếu thấy cần thiết. Nên nhớ hãy diễn đạt bằng ngôn ngữ hấp

dẫn đối với HS. Việc này sẽ giúp cho bộ câu hỏi thêm phần lôi cuốn nhằm phát triển nhận thức của HS

một cách logic.

Bước 6: Chia sẻ và tranh thủ sự góp ý của đồng nghiệp

Phản biện với các đồng nghiệp về độ chính xác (về nội dung và cấu trúc), độ tin cậy (độ ổn định của

kết quả đánh giá), tính khả thi (chất lượng câu hỏi tốt, thời gian hợp lí, sát với đối tượng).

Bước 7: Thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức (nếu có điều kiện). Bước 8: Chỉnh sửa và hoàn thiện bộ câu hỏi cho từng bài học.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Thị Thanh Tâm (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)