CỦA ĐỒNG DAO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Một phần của tài liệu tap98(10)-2012 (Trang 128 - 131)

- Giá đất ở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo qui định của Nhà nước

H ứa Thị Kiều oa*

CỦA ĐỒNG DAO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Lèng Thị Lan*

Trường Đại học Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thời gian và không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật, một mặt thuộc về phương diện đề tài mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ

bản của việc tổ chức tác phẩm. Với đồng dao nói chung và đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật nói trên song chúng lại có những đặc điểm riêng. Vì phụ thuộc vào đối tượng là các em nhỏ và nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của trẻ thơ nên thời gian của đồng dao thường là thời gian hiện tại và thời gian cụ thể.

Ở bài viết này, bước đầu tập trung phân tích yếu tố thời gian nghệ thuật trong đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, qua đó đưa ra một cách nhìn nhận mới về thời gian nghệ thuật – một yếu tố quan trọng cấu thành nên tác phẩm đồng daọ

Từ khóa: thời gian, nghệ thuật, đồng dao dân tộc

Trong ca dao thời gian nghệ thuật là phương tiện biểu đạt trạng thái tâm hồn của con ngườị Trong sử thi, thời gian nghệ thuật là thời gian lịch sửđược thêu dệt mang tính khái quát, còn thời gian của cổ tích, thần thoại hay truyền thuyết thường là thời gian quá khứ

hoặc thời gian kéo dài với những công thức phiếm chỉ “một hôm”, “ít lâu sau”, “từđó”..

Thời gian nghệ thuật của đồng dao khác với các loại văn học dân gian ở chỗ, vì nó gắn với nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của trẻ

nên thời điểm diễn xướng chính là thời gian hiện tại trong diễn xướng đồng daọ Khi phân tích yếu tố thời gian nghệ thuật của đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, bước

đầu chúng tôi nhận diện và phân loại theo hai phương thức biểu hiện của thời gian, đó là:*

Thời gian hiện tại (không có từ chỉ thời gian) trong hát đồng dao

Trong đồng dao thời gian hiện tại chính là thời gian của trò chơi hay là những bài hát

đồng dao được diễn ra theo thời gian của sự

kiện. Cũng có thể nhận biết thời gian trong

đồng dao dân tộc ở việc thông qua các hình

ảnh được phản ánh trong ngôn ngữ biểu đạt của đồng daọ Vì thế, ở một bộ phận các bài

đồng dao các dân tộc thiểu số từ chỉ thời gian không xuất hiện cụ thể mà thường được thay thế bằng thời gian sự kiện, chẳng hạn: * Email: lantim_34@yahoọcom Nắng lên, nắng lên đi! Nắng đi, trời vàng mãi

Nắng cho dân khắp mường ăn thóc nở

Nắng cho dân khắp mường được ăn thóc khô [3,tr.5] Những bài đồng dao có yếu tố thời gian sự

kiện, trẻ hát đồng dao không phải để giãi bày tâm tư. Trẻ em tiếp nhận sự việc bằng các tác

động ngoại vật khách quan. Vì lẽ đó chất tự

sự không phải là bản chất đặc thù của đồng dao nên từ ngữ chỉ thời gian xuất hiện ít cũng là điều hiển nhiên.

Đối với thơ ca dân gian, một điều cần được chú ý khi nghiên cứu thời gian nghệ thuật đó là việc chú ý tới thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Tính độc đáo ở cách thể hiện thời gian trong đồng dao các dân tộc thiểu số là tác giả (trẻ em) với tư cách người thực hiện chức năng diễn xướng. Vì vậy, dấu hiện để chúng ta nhận biết thời gian hiện tại trong đồng dao các dân tộc thiểu số được bộc lộ trực tiếp thông qua hoạt động chơi của trẻ. Trẻ hát

đồng dao vào thời điểm nào thì đó chính là thời gian của đồng daọ Chẳng hạn:

- Hai ông sao sáng Hai chục ông sáng sao

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 125 - 128

- Sao hôm ơi sao mai Sao hôm hãy sáng tỏ

Sao mai hãy sáng rõ Sao lên cao bằng trăng... - Đom đóm hỡi

Sà sà xuống thấp

Chầm chậm xuống đâỵ..

[4,tr.22]

Những bài đồng dao này được trẻ hát trong những đêm trời đầy sao, người lớn cùng đám trẻ nhỏ ngồi trên sàn cùng hát vang và trẻ nhỏ

cùng nhau gọi sao, gọi trăng.

Thời gian nghệ thuật của đồng dao trẻ em các dân tộc thiểu số thường được biểu hiện gắn với những hiện tượng tự nhiên như: nắng, mưa, trời, gió, trăng, sao...” Ởđây, không có khoảng cách giữa thời gian của tác giả (trẻ

em) với thời gian thưởng thức hòa lẫn với thời gian của người diễn xướng” (Phạm Thu Yến - Những thế giới nghệ thuật ca dao

tr.140) đó là thời gian hiện tạị

Thời gian hiện tại ở những bài đồng dao này còn chính là thời gian của những lúc trẻ đi chăn trâu, chăn vịt, lên nương, đi rừng... cùng bố mẹ hoặc cũng có khi ban ngày trời mưa trẻ

nhỏ ở nhà ca hát. Chẳng hạn bài đồng dao

Trâu đằm của trẻ em dân tộc Mường, bài này

được các em hát khi đi chăn trâu, chăn bò: Trâu đằm bò uống nước

Trâu clạc (đằm) bò náu dâm Trời mưa lâm thâm bò chết rét

Và trong hành trình đi ấy bản thân các em đã khám phá rất nhiều điều thú vị. Đó là những mới lạ về thế giới xung quanh, về thiên nhiên, về các con vật. Thế giới ấy đã được các em hình dung và tổ chức thành những trò chơi như: trò chơi vỗ nhái bén, trò chơi đố niềng niễng, trò chơi gõ ve sầu, trò chơi nhắn bươm bướm, hát ăn cơm nương, hát con quạ, hát

con cào cào v.v...

Tất cả đều được trẻ đón nhận và trở thành những người bạn thân thiết của các em. Bởi vậy, những bài hát đồng dao của trẻ em các dân tộc thiểu số có sức hấp dẫn chính là ở nội dung phong phú của nó. Yếu tố về mặt thời gian có vai trò quan trọng tạo điều kiện để trẻ

tổ chức hoạt động vui chơi, ca hát đồng daọ

Do đó trò chơi của trẻ em các dân tộc gắn với những bài hát đồng dao mang sắc thái riêng của đồng bào dân tộc vùng núi phía Bắc. Như vậy, thời gian diễn xướng của hoạt động hát vui chơi đồng dao chính là nét đặc trưng mang tính nghệ thuật đồng dao nói chung và

đồng dao các dân tộc thiểu số nói riêng.

Thời gian cụ thể (gắn với từ chỉ thời gian) trong hát đồng dao

Trong ca dao, thời gian thường thể hiện trạng thái tâm hồn và tình cảm. Thời gian ấy được biểu hiện theo một số mô típ, một số từ và thường được đặt ở vị trí đầu câu như: bây giờ, chiều chiều, đêm qua, đêm nay, đêm đêm...và

thời gian trong ca dao không phải là một đại lượng chính xác. So với ca dao thì đồng dao có đối tượng thực hiện chức năng diễn xướng khác nhaụ Đồng dao chủ yếu đáp ứng nhu cầu vui chơi, ca hát của trẻ em nên yếu tố thời gian trong đồng dao thường gắn với các khái niệm chỉ thời gian cụ thể, rõ ràng. Khoảng thời gian đó là nội dung sự việc, hiện tượng

được nêu lên khá chân thực. Chẳng hạn: - Tháng tám chọi trâu

Ai buôn đâu bán đâu thì về...

[5,tr.188]

- Vịt đẻ trứng lông lốc

Ấp gửi với con gà

Ba mươi đêm đẻ con chót.. Tháng năm mọc lông mái Tháng sáu mọc lông hoa Ba tháng thành con vịt. [5,tr.193] - Ngày một lá thai Ngày hai lá ngả Ngày ba lưỡi liềm... [5,tr.195] Ngoài ra, thời gian cụ thể trong đồng dao của trẻ em các dân tộc thiểu số còn được sử dụng rất linh hoạt theo sự thay đổi và vận động của chính thời gian. Ở đây, tác giả dân gian có dụng ý vừa nhấn mạnh độ dài vừa nêu được

đặc điểm của khoảng cách thời gian mang tính chất chỉ dẫn cụ thể cho một sự việc. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi mà

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 125 - 128

còn là việc cung cấp và trang bị cho trẻ kiến thức về kinh nghiệm dân gian trong cuộc sống lao động của đồng bào dân tộc.

Ví dụ:

-Ba muơi ngày thì đẻ Đẻđược con vịt hoạ.. Một năm thành con vịt quạp.

[5,tr.164] - Áo mới áo hoa

Ba ngày ngâm trấu Sáu ngày ngâm trọ..

[5,tr.172] Hoặc thời gian được nói đến trong đồng dao của trẻ em các dân tộc thiểu số còn là việc chỉ

ra những hoạt động lao động của con người và đó là thời gian thực nhưng cũng có thể là lí do, là cớ để các em tổ chức trò chơị Chẳng hạn bài đồng dao Câu cá của trẻ em dân tộc Nùng như sau:

Câu cá chỉ giật không

Đi câu về tay không Câu suốt ngày bị dông

Về nhà lại ăn cơm chấm muốị

Không chỉđa dạng về cách thức sử dụng thời gian trong những khúc hát đồng dao của trẻ

em các dân tộc thiểu số mà thời gian còn kết hợp đan xen hết sức linh hoạt thông qua tính chất sự việc của con người gắn với các con vật. Chẳng hạn bài đồng dao của trẻ em dân tộc Thái như sau:

Nín đi cưng ơi!

Đừng khóc nữa em nhé Khóc ban đêm sợ con thù thì Khóc ban chiều con cáo đến bắt Khóc ban trưa cú vọ nhòm đầu hồi Khóc ban mai, ngại con cò lò dò bờ aọ

[3,tr.50] Thực chất bài đồng dao trên được hát vào ban ngày khi chị ru em ngủ. Nhưng chúng ta lại thấy ở bài đồng dao này các khái niệm thời gian được tác giả khéo sắp xếp theo chiều nghịch không đúng thời gian của sự việc đang diễn rạ Ở đây, tác giả có dụng ý nghệ thuật khá rõ nét là việc tạo ra điểm nhấn về thời

điểm thời gian phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Có nhiều phương thức biểu hiện thời gian trong đồng dao các dân tộc thiểu số. Có khi thời gian trong một bài đồng dao được phô diễn dường như nói đến thời gian cụ thể

nhưng đồng thời cũng lại là thời gian mang tính ước lệ. Ví dụ: - Ve ơi, ve à Ve hát vang cả rừng xa Bố ve chết tháng ba mùa gieo mạ Mẹ ve chết tháng năm mùa đồng

Tháng sáu ve xuống nước làm con cà cuống Tháng bảy biến thành ve hát rừng xa Ve hát mãi mà không tìm đường trở lạị

[1,tr.31] - Quạ, quạ Mẹ mày chết đêm qua

Cha mày chết đêm trước... - Mẹ gặp tiên

Tiên năm ngoái Trời năm kia ...

[1,tr.71] Tóm lại, khái niệm thời gian trong đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nhìn chung được sử dụng rất linh hoạt và đa dạng về cách thức. Sự linh hoạt và đa dạng đó cùng với đối tượng diễn xướng là các em nhỏ đã tạo cho đồng dao các dân tộc thiểu số có sức hấp dẫn và cuốn hút đối với nhiều thế hệ trẻ

thơ. Chính yếu tố thời gian với tư cách là một phương thức nghệ thuật đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ em tổ chức các trò chơi trong khi hát các bài hát đồng dao, tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa trò chơi và đồng dao, đồng dao và trò chơị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Thị Cành (1994), Đồng dao Tày. Nxb

Văn hoá dân tộc, Hà Nộị

[2]. Nguyễn Nghĩa Dân (2005), Đồng dao Việt

Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nộị

[3]. Tô Ngọc Thanh (1994), Đồng dao Thái, Nxb

Lèng Thị Lan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 125 - 128

[4]. Nông Hồng Thăng (1995), Đồng dao Nùng,

Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nộị

[5]. Bùi Thiện (2004 ), Đồng dao Mường, Nxb

Văn hoá dân tộc, Hà Nộị

SUMMARY

Một phần của tài liệu tap98(10)-2012 (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)