CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN

Một phần của tài liệu tap98(10)-2012 (Trang 118 - 123)

- Giá đất ở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo qui định của Nhà nước

H ứa Thị Kiều oa*

CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TOÁN

Trần Việt Cường1*, Phan Anh Hùng2

1

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên,2Trường Đại học Vinh

TÓM TẮT

Dạy học theo dự án (DHTDA) là hình thức dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm. Qua bài báo này, chúng tôi đưa ra một sốđặc điểm của DHTDA, cách thức tổ chức DHTDA trong dạy học học phần phương pháp dạy học (PPDH) cho sinh viên (SV) sư phạm Toán cũng như

tiềm năng phát triển khả năng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) thông qua DHTDA học phần PPDH cho SV sư phạm toán áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Những kết quả thực nghiệm sư

phạm bước đầu được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã cho thấy, việc giáo viên (GV) tổ chức DHTDA cho SV đã giúp cho SV có điều kiện được rèn luyện về NVSP cho bản thân.

Từ khoá: Dạy học theo dự án, phương pháp dạy học, nghiệp vụ sư phạm, tín chỉ, sinh viên.

PHẦN MỞĐẦU*

Hiện nay, các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc đang dần chuyển sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ là: Cá nhân hóa, tích cực hóa hoạt động học tập, tăng quyền tự chủ học tập cho người học; nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu; phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, thảo luận... cho SV; tăng cường vai trò định hướng, ủy thác, điều khiển, tổ chức và hướng dẫn của giáo viên (GV) đối với hoạt động học, hoạt động tư

duy, rèn luyện kỹ năng của SV, thúc đẩy và tăng cường mối liên kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạọ

Qua nghiên cứu về DHTDA, chúng tôi thấy, hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ cho SV là môi trường phù hợp cho việc tổ chức DHTDA và khi đó DHTDA sẽ có nhiều điều kiện để có thể phát huy hết thế mạnh.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đặc điểm của dạy học theo dự án

Theo chúng tôi, DHTDA có các đặc điểm như:

- Định hướng thực tiễn: Chủđề của các dự án học tập (DAHT) xuất phát từ những tình

*

Tel: 0978 626727, Email: tranvietcuong2006@gmail.com

huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của các DAHT cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. Các DAHT góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống và xã hộị Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các DAHT có thể mang lại những tác động tích cực cho xã hộị

- Định hướng hứng thú người học: Người học

được tham gia lựa chọn những đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện các DAHT.

- Định hướng hành động: Trong quá trình

thực hiện DAHT có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn và thực hành. Qua đó, kiểm tra, củng cố và mở rộng những hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện những kỹ

năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn cho người học.

- Tính tự lực cao của người học: Trong

DHTDA, người học cần tự lực và tham gia tích cực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn và trợ

Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 115 - 120

phù hợp với năng lực, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ học tập.

- Cộng tác làm việc: Các DAHT thường

được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự

cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHTDA

đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa người học, với GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong DAHT. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hộị

- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện các DAHT, các sản phẩm học tập của các nhóm được tạo rạ Sản phẩm này không chỉ giới hạn trong phạm vi là những bài thu hoạch thiên về lý thuyết, mà trong đa số

trường hợp, các DAHT tạo ra những sản phẩm của hoạt động thực tiễn và thực hành. Những sản phẩm của các DAHT này có thể được sử dụng, công bố, giới thiệụ..

- Có khả năng tích hợp cao: Trong DHTDA

có thể thực hiện phối hợp với nhiều PPDH, hình thức dạy học khác nhau như: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp tác, Dạy học trong môi trường Công nghệ

thông tin... Nội dung của các DAHT có sự kết hợp tri thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập khác nhaụ..

- Không bị ràng buộc chặt chẽ về không gian, thời gian: DHTDA có thể được tiến hành trong phạm vi một nhóm, một lớp học những cũng có thể vượt ra khỏi phạm vi một lớp học. Thời gian thực hiện một DAHT có thể là một ngày, nhiều ngày hay hàng tuần... tuỳ

thuộc vào quy mô và mức độ của từng DAHT. Cùng một nội dung nhưng mỗi thành viên trong nhóm có thể tiếp cận bằng những cách thức khác nhau sao cho phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện thực tế của từng thành viên trong nhóm.

- Tạo ra môi trường học tập tương tác:

DHTDA sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động tương tác đa chiều: Tương tác giữa GV - người học, người học - người học, người học - xã hội… và tương tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học...

Tổ chức DHTDA học phần PPDH theo

định hướng rèn luyện NVSP cho SV sư

phạm Toán

Để tổ chức DHTDA học phần PPDH cho SV sư phạm Toán một cách hiệu quả, đáp ứng

được các yêu cầu trong dạy học, giúp SV có

được kiến thức cơ bản, hệ thống và hình thành, rèn luyện được những kỹ năng, năng lực sư phạm (NLSP) cần thiết, theo chúng tôi, DHTDA học phần PPDH cho SV sư phạm Toán bao gồm các giai đoạn như:

- Giai đoạn Chuẩn bị: Gồm các công việc như: Hình thành DAHT, chia nhóm học tập, thông báo tài liệu tham khảo cho SV.

- Giai đoạn Xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT: Gồm các công việc như: Xây dựng kế

hoạch thực hiện DAHT, kiểm tra tính khả

thi của bản kế hoạch thực hiện DAHT của các nhóm.

- Giai đoạn Thực hiện DAHT: Gồm các nhiệm vụ như: Nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông, giảng tập trước nhóm, kiểm tra tiến độ thực hiện DAHT.

- Giai đoạn Báo cáo sản phẩm và đánh giá DAHT của nhóm: Gồm các công việc như: Báo cáo sản phẩm nghiên cứu lý thuyết trước lớp, giảng tập trước lớp, giảng viên đánh giá và nhận xét về kết quả thực hiện DAHT của các nhóm.

DHTDA và vấn đề hình thành, phát triển NLSP cho SV sư phạm Toán

Mục tiêu của DHTDA là thông qua việc tổ

chức các hoạt động học tập, người học có

được một số khả năng như: Khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng trong công việc, khả

năng làm việc theo nhóm, khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin… Để đảm bảo chất lượng học tập, việc dạy học không chỉ giới hạn trong việc truyền thụ những tri thức lý thuyết, khả năng tái hiện mà còn chú trọng rèn luyện năng lực thực hành, năng lực vận dụng sáng tạo các tri thức và các kỹ năng đã học vào việc giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn cuộc sống cho SV. Việc đánh giá kết quả

học tập theo dự án không chỉ chú trọng vào khả năng tái hiện tri thức mà còn chú trọng năng lực vận dụng tri thức, tính tích cực, sự

Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 115 - 120

sáng tạo thông qua đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của mỗi SV. Như vậy, thông qua DHTDA sẽ giúp cho SV không những tích luỹ được những kiến thức cần thiết mà còn hình thành những kỹ năng, NLSP cần thiết cho bản thân. Mỗi chủđề của DAHT cần phải gắn với thực tiễn, kết quả DAHT có ý nghĩa thực tiễn - xã hộị Do đó, nhiệm vụ của DAHT cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của SV. Hơn nữa, các nhiệm vụ học tập lại do chính SV tự xây dựng nhằm đáp ứng được các mục đích, yêu cầu của DAHT đã đề rạ Từ đặc điểm này cho thấy, DHTDA giúp SV phát triển một số khả năng như hiểu người học, dự kiến trước công việc, nghiên cứu tài liệu, xác định nội dung bài học phù hợp với yêu cầu của chương trình và mục tiêu đề rạ..

Trong DHTDA, các chủ đề, nội dung của DAHT cần phải phù hợp với hứng thú của SV. Việc SV tự xây dựng kiến thức cho bản thân đã khuyến khích được tính tích cực, tự

lực, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của SV. Trong DHTDA, SV được tham gia lựa chọn

đề tài, nội dung học tập sao cho phù hợp với khả năng và hứng thú của cá nhân. Từ đó cho thấy, DHTDA giúp SV phát triển các khả năng như phân tích, dự kiến trước công việc, sáng tạọ..

Trong DHTDA, SV tham gia tích cực và tự

lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học nên SV có cơ hội để hình thành và phát triển các NLSP cần thiết cho bản thân như năng lực nghiên cứu tài liệu, năng lực tự giải quyết vấn

đề, năng lực sáng tạo, năng lực xử lý và điều khiển thông tin...

Trong DHTDA, DAHT thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang tính xã hội nên thông qua DHTDA sẽ góp phần rèn luyện cho SV khả năng phối hợp, hợp tác với những thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề do DAHT đưa rạ Bên cạnh

đó, thông qua làm việc theo nhóm sẽ rèn luyện cho SV một số năng lực như: tổ chức,

điều khiển; giao tiếp; xử lý các tình huống sư

phạm; lập kế hoạch...

DHTDA tạo ra môi trường dạy học không bị

ràng buộc chặt chẽ về không gian và thời gian. Thời gian thực hiện một DAHT có thể

là một ngày, nhiều ngày hay hàng tuần... tuỳ

thuộc vào quy mô và mức độ của DAHT. Cùng một nội dung nhưng mỗi thành viên trong nhóm có thể tiếp cận bằng những cách thức khác nhau sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện thực tế của từng thành viên trong nhóm. Vì vậy, DHTDA sẽ giúp SV phát triển năng lực làm việc trong các môi trường dạy học không truyền thống: Làm việc trong lớp học ảo, làm việc onlinẹ.. SV có thể

phân tán ở nhiều nơi khác nhau khi học tập. Mỗi người cùng một lúc có thể làm việc với nhiều lớp, nhiều đối tượng, nhiều nội dung chương trình khác nhaụ.. Do vậy, thông qua DHTDA sẽ giúp SV phát triển các khả năng như hợp tác, tổ chức, lập kế hoạch, ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học...

DHTDA tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt

động tương tác đa chiều: Tương tác giữa GV - SV, SV - SV, SV - xã hộị.. Tương tác giữa các thành tố trong quá trình dạy học... Khi đó, trong môi trường tương tác, SV có cơ hội hình thành và phát triển các khả năng như

giao tiếp, tổ chức, hợp tác, lập kế hoạch, thu nhận và xử lý thông tin... cho bản thân. DHTDA có khả năng tích hợp cao với các hình thức dạy học, PPDH khác như: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp tác, Dạy học trong môi trường Công nghệ

thông tin..., nội dung của các DAHT có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhaụ Do đó, SV có điều kiện phát triển khả năng làm chủ các PPDH, hình thức dạy học, biết được thế mạnh của từng PPDH, từng hình thức dạy học và biết cách khai thác, phối hợp chúng một cách nhuần nhuyễn trong từng tình huống dạy học cụ thể nhằm hoàn thành nhiệm vụ đề. Ngoài ra, SV còn có cơ hội để

vận dụng các kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề thuộc nội dung của các DAHT. Qua

đó, SV có điều kiện để hình thành và phát triển các khả năng như nghiên cứu tài liệu, tự

giải quyết vấn đề, sáng tạo, xử lý và điều khiển thông tin...

Trần Việt Cường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 115 - 120

Trong quá trình triển khai nghiên cứu, tìm hiểu và xử lý thông tin thu được từ các nguồn tài nguyên liên quan tới DAHT, SV cần biết cách khai thác thông tin từ những nguồn tài nguyên đó, biết tra cứu những thông tin cần thiết để phục vụ cho công việc của bản thân. Từđó, SV phát triển được các khả năng như

nghiên cứu tài liệu, tự học của bản thân, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin...

Trong quá trình các nhóm hoàn thiện sản phẩm của DAHT, hoàn thiện nội dung báo cáo sản phẩm của DAHT để trình bày trước tập thể lớp, SV sẽ có cơ hội phát triển các khả năng như khả năng trình bày, khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức, khả năng hợp tác, khả năng sử dụng ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ Toán học), khả năng sử dụng các phương tiện dạy học, khả năng khai thác và ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học...

Có thể nói, DHTDA là một hình thức tổ chức dạy học nếu GV vận dụng một cách hợp lý, tổ

chức dạy học một cách khoa học, hiệu quả thì không những giúp cho SV tiếp thu kiến thức

được nhiều hơn, sâu sắc hơn mà còn góp phần hình thành và phát triển các kỹ năng, NLSP cần thiết cho SV.

DHTDA và vấn đề rèn luyện NVSP cho SV sư phạm Toán

Với quy trình tổ chức DHTDA học phần PPDH cho SV sư phạm Toán ở trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu đối với SV Khoa Toán trường

Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và nhận thấy: nếu tổ chức dạy học một cách hợp lý và đảm bảo được các nội dung công việc như kế hoạch thực hiện DAHT đã đề ra thì sẽ

giúp cho SV lĩnh hội được những kiến thức cần thiết và góp phần rèn luyện khả năng NVSP cho SV.

1) Để hoàn thành nhiệm vụ hình thành

DAHT, SV cùng với GV tiến hành nghiên cứu mục đích, yêu cầu và nội dung chương trình của môn học để dự kiến những nội dung, những chủ đề có thể triển khai tổ chức DHTDẠ Từ đó, SV và GV dự kiến một số

công việc liên quan cần thiết để tổ chức DHTDẠ Khi đó, SV có điều kiện hình thành và phát triển các khả năng như: Từ kết quả

nghiên cứu và điều tra bằng phiếu hỏi sau thực nghiệm cho thấy 100% SV có khả năng, trong đó 85% SV có khả năng tốt trong việc nghiên cứu tài liệu, dự kiến trước công việc, giao tiếp...

2) Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng kế

hoạch thực hiện DAHT, SV phải tiến hành các công việc như: Các nhóm SV phải tiến hành họp nhóm để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết nội dung các công việc để thực hiện DAHT và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. Với công việc như vậy, sản phẩm của các nhóm cần đạt được đó là: Kế

hoạch chi tiết thực hiện DAHT. Khi đó, SV có điều kiện để hình thành và phát triển các khả năng như: Từ kết quả nghiên cứu và điều tra bằng phiếu hỏi sau thực nghiệm cho thấy

Một phần của tài liệu tap98(10)-2012 (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)