- Giá đất ở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo qui định của Nhà nước
MỘT SỐ CHỈ DẪN CỦA CÁC NHÀ KINH ĐIỂN CHỦ NGHĨA MÁC VỀ DÂN CHỦ
CHỦ NGHĨA MÁC VỀ DÂN CHỦ
Đồng Văn Quân*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo khái quát những tư tưởng chính của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.ỊLênin về dân chủ với tính cách là một khái niệm chính trị, dùng để chỉ một chếđộ chính trị - chếđộ dân chủ; là một giá trị
của văn minh nhân loại - kết quả của sự phát triển lịch sử; là một phương thức tồn tại của xã hội hiện đạị Những chỉ dẫn của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.ỊLênin có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận về dân chủ và giá trị của dân chủđối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện naỵ
Từ khóa: dân chủ, chính trị, văn minh, hiện đại, giá trị
Với lý tưởng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn coi dân chủ vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu và động lực của các phong trào cách mạng. Do đó, tư tưởng dân chủ là một trong những cống hiến quan trọng về mặt lý luận của C.Mác, Ph. Ăngghen và V.ỊLênin.* Các nhà Kinh điển của chủ nghĩa Mác hiểu khái niệm dân chủ trước hết với tính cách là một khái niệm chính trị, dùng để chỉ chế độ
nhà nước. Chếđộ dân chủđược hiểu là chếđộ
nhà nước mà trong đó nhân dân là người nắm quyền lực (theo nghĩa: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân). Trong tác phẩm Góp
phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen viết năm 1843, C.Mác đã chỉ ra rằng bản chất của chếđộ dân chủ là nhà nước được thể hiện ra như là một trong những tính quy
định của nhân dân; rằng chế độ nhà nước đó ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con người hiện thực, nhân dân hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân. Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta (1875) C. Mác cũng chỉ rõ dân chủ
là chính quyền của nhân dân.
Ph.Ăngghen đã không thừa nhận chế độ thị
tộc là một thể chế dân chủ vì đó chưa phải là một chếđộ chính trị, mặc dù ông đã trích dẫn những câu rất đẹp đẽ của Morgan về chế độ
này: “Toàn thể các thành viên của thị tộc đều
*
Tel: 0912 021314, Email: quandongvan@gmail.com
là những người tự do, có nghĩa vụ bảo vệ tự
do cho nhau, họđều có những quyền cá nhân ngang nhau - cả tù trưởng lẫn thủ lĩnh quân sự đều không đòi hỏi những đặc quyền, ưu tiên nào cả; họ kết thành một tập thể nhân ái, gắn bó với nhau bởi những quan hệ dòng máụ Tự
do, bình đẳng, bác ái, tuy chưa bao giờđược nêu thành công thức, nhưng vẫn là những nguyên tắc cơ bản của thị tộc” [8,136]. Ông gọi đây là nền “Dân chủ quân sự”.
Sau này, V.Ị Lênin đã khẳng định lại luận
điểm của Ăngghen, coi dân chủ là một chếđộ
chính trị: “Trong những nhận định thông thường về nhà nước, người ta luôn luôn phạm một sai lầm mà Ph. Ăngghen đã căn dặn phải
đề phòng. Sai lầm ấy là: người ta luôn luôn quên rằng thủ tiêu nhà nước cũng là thủ tiêu chếđộ dân chủ và nhà nước tiêu vong cũng là chế dộ dân chủ tiêu vong” [1, 101].
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, dân chủ chỉ thực sự xuất hiện dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, mặc dù một số yếu tố dân chủ đã có từ thời nguyên thuỷ. Khi giải thích về hội nghị thị
tộc, Ph. Ăngghen đã sử dụng thuật ngữ dân chủ nhưng chỉ theo nghĩa so sánh để giúp chúng ta hình dung về cơ chế hoạt động của hội nghị này mà thôị Ông nói: “Thị tộc có một hội đồng, tức hội đồng dân chủ của toàn thể các thành viên của thị tộc, trai cũng như
gái, tất cảđều có quyền bầu cử như nhau” [8, 136]. Chỉ khi bàn về nhà nước Aten, khái niệm dân chủ mới được Ph. Ăngghen sử dụng theo đúng nghĩa của nó: “Không phải chế độ
Đồng Văn Quân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 97 - 101
dân chủ đã làm Aten sụp đổ… mà chính là chế độ nô lệ, tức là cái đã làm cho lao động của người công dân bị khinh thị - đã làm cho Aten sụp đổ” [8,179].
C. Mác và Ph. Ăngghen tiếp cận khái niệm dân chủ, lúc đầu từ lập trường dân chủ cách mạng, sau đó chuyển dần sang lập trường cộng sản chủ nghĩạ Các ông đã dần làm rõ bản chất giai cấp của dân chủ, chỉ ra những
đóng góp cũng như hạn chế của dân chủ tư
sản, qua đó khẳng định sự sụp đổ tất yếu của nền dân chủ tư sản và sự thay thế nó bằng một nền dân chủ mới - dân chủ vô sản.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng hạn chế lớn nhất của dân chủ tư sản là nó bảo vệ
cho chếđộ sở hữu tư nhân, và do đó bảo vệ
cho phe thiểu số. Vì vậy, giai cấp vô sản cần phải đập tan cơ sở kinh tế của dân chủ
tư sản là chế độ sở hữu tư nhân đối với tư
liệu sản xuất, thiết lập chế độ công hữu: “Đối với giai cấp vô sản, chếđộ dân chủ sẽ
trở nên hoàn toàn vô ích nếu nó không được dùng ngay lập tức làm phương tiện để thi hành những biện pháp rộng rãi trực tiếp
đánh vào chế độ tư hữu và bảo đảm sự tồn tại của giai cấp vô sản” [6, 470].
Giai cấp vô sản, để trở thành “giai cấp thống trị”, cần phải làm cách mạng vô sản, phải “giành lấy dân chủ”” [6, 626]. Theo C. Mác, Ph. Ăngghen chỉ có nền dân chủ mới, dân chủ
vô sản, mới làm cho nhân dân lao động thực sự làm chủ xã hội và làm chủ vận mệnh của mình. Đểđạt được điều đó giai cấp vô sản cần tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, nhờđó “nó tạo ra một chếđộ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị của giai cấp vô sản. Muốn thế, có lẽ cần phải có một cuộc đấu tranh mới nữa, song cuộc đấu tranh mới đó nhất định sẽ kết thúc bằng thắng lợi của giai cấp vô sản” [6, 469-470]. C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ ra kiểu mẫu của dân chủ vô sản chính là Công xã Pa-ri, một hình thức tổ chức nhà nước do những người cộng sản lãnh đạo – một nhà nước của dân, do dân và vì dân – một nhà nước đã “loại bỏ toàn bộ hệ thống đẳng cấp chính trị và thay thế
những ông chủ ngạo mạn của nhân dân bằng
những đầy tớ luôn luôn có thể bị bãi miễn; thay thế một trách nhiệm tưởng tượng bằng một trách nhiệm thực sự, vì những người
được uỷ nhiệm này luôn luôn hành động dưới sự kiểm soát của nhân dân” [7, 719]. Ở đó mọi đặc quyền, đặc lợi đều bị xoá bỏ, quyền lực thực sự đều được chuyển giao vào tay nhân dân: “Chức vị xã hội không còn là sở
hữu riêng của bọn bộ hạ của chính phủ trung
ương nữạ Không những việc quản lý thành thị mà còn tất cả quyền định đoạt xưa kia thuộc nhà nước, đều chuyển vào tay Công xã” [7, 449-450].
Ngoài nội dung chính trị, theo C. Mác và Ph.
Ăngghen, dân chủ còn luôn gắn liền với khát vọng tự do, bình đẳng, công bằng, bắc ái của con người bởi vì vấn đề dân chủ, xét đến cùng là vấn đề về vai trò của con người, chủ quyền của con người và giải phóng con người đểđi
đến tự do, bình đẳng cho mỗi cá nhân. Cho nên C. Mác viết: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hoá. Cũng giống như
tôn giáo không tạo ra con người mà con người tạo ra tôn giáo, ởđây cũng vậy: Không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chếđộ nhà nước” [5, 350]. Trong Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản do hai ông tham gia soạn thảo, vấn
đề bình đẳng giữa các thành viên của Liên
đoàn được xem như một vấn đề có tính nguyên tắc: “Tất cả các hội viên của Liên
đoàn đều bình đẳng, họ là anh em và trong mọi trường hợp, đều có nghĩa vụ giúp nhau như anh em” [6, 733]. Khi xác định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế, C. Mác và Ph. Ăngghen cũng chỉ rõ: “Mỗi hội viên của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế đều có quyền tham gia bầu cửđại biểu dựđại hội của toàn Hội Liên hiệp và có quyền được bầu làm đại biểụ.. Mỗi chi bộ không kể số lượng hội viên ra sao đều có quyền cử một đại biểu dự đại hộị.. Mỗi đại biểu chỉ có một phiếu ở đại hộị.. Tất cả
những vấn đề về nguyên tắc đều được đưa ra biểu quyết có ghi tên...” [7, 587-588].
Khát vọng dân chủ, tự do, bình đẳng chỉ thực sự đạt được dưới chủ nghĩa cộng sản, đó là
Đồng Văn Quân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 97 - 101
“Một xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa, sẽ làm cho các thành viên trong xã hội có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển của mình. Đồng thời các giai cấp khác nhau nhất định cũng sẽ không còn nữa” [6, 475].
Tuy không phải là những người đầu tiên bàn về dân chủ và nêu lên ước vọng về một xã hội dân chủ nhưng C. Mác và Ph. Ăngghen, lần
đầu tiên chỉ ra bản chất giai cấp của dân chủ, làm rõ những đóng góp và hạn chế của dân chủ tư sản, từ đó tìm ra con đường để xây dựng một nền dân chủ mới – dân chủ vô sản. Con đường đó chỉ có thể là cách mạng vô sản.
V.Ị Lênin, trên cơ sở kế thừa di sản của C. Mác và Ph. Ăngghen, đã có công rất lớn
trong việc làm rõ bản chất giai cấp của dân chủ, chỉ ra sự khác biệt về nguyên tắc giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, qua đó
đề xuất những nguyên tắc, cách thức, con
đường để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩạ Theo V.Ị Lênin, thực chất của dân chủ là quyền làm chủ phải thuộc về tay nhân dân, nhân dân phải được làm chủ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội - từ kinh tế đến chính trị, xã hộị Kế thừa quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.Ị Lênin cũng tiếp cận khái niệm dân chủ từ góc độ chính trị. Ông cho rằng: “Dân chủ là một phạm trù thuộc riêng lĩnh vực chính trị” [4, 258]. Ông trích dẫn lời của Ph. Ăngghen cho rằng nhà nước tiêu vong cũng có nghĩa là dân chủ tiêu vong, cho nên dân chủ trước hết là một hình thức nhà nước: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái nhà nước. Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người tạ Một mặt thì như thế. Nhưng mặt khác, chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những người công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước” [1, 123]. Ởđây, V.Ị Lênin cũng đã gắn vấn đề dân chủ với khát vọng và quyền con người về tự do, bình
đẳng và công bằng xã hộị
V.Ị Lênin đặc biệt nhấn mạnh bản chất giai cấp của dân chủ, cho rằng không có dân chủ
nói chung, dân chủ “thuần tuý”, mà là dân chủ cho giai cấp nàọ Ông chỉ ra rằng bất cứ
chếđộ dân chủ nào trong lịch sử, dù là chếđộ
dân chủ hoàn thiện nhất, cũng là nền dân chủ
cho bọn giàu có. Tuy luôn rêu rao cái gọi là dân chủ, tự do, bình đẳng nhưng nền dân chủ
tư sản vẫn tìm cách loại bỏ hết quần chúng lao động ra khỏi bộ máy nhà nước của nó. Để
khẳng định quan điểm này, V.Ị Lênin đã dẫn lại tư tưởng của C. Mác về dân chủ tư sản: “Cái mà C. Mác đã đấu tranh chống lại nhiều hơn hết trong suốt cuộc đời ông, chính là những ảo tưởng dân chủ tiểu tư sản. Cái mà ông chế giễu nhiều nhất, chính là những câu rỗng tuếch về tự do và bình đẳng, khi những câu đó che lấp cái tự do chết đói của công nhân, hoặc cái bình đẳng giữa một người bán sức lao động của mình với tên tư sản là kẻ
mua một cách tự do và hoàn toàn bình đẳng sức lao động ấy trên thị trường gọi là thị
trường tự do” [3, 222].
So sánh với các kiểu nhà nước đã có trong lịch sử, V.Ị Lênin chỉ ra rằng, chếđộ dân chủ
tư sản là một bước tiến vĩđại vì nó đã đem lại nhiều quyền dân chủ, tự do, bình đẳng hơn cho con người, trong đó có người lao động. Tuy nhiên dân chủ tư sản cũng không thể
thoát ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một nền dân chủ cho thiểu số, dân chủ cho bọn thống trị, bóc lột. Ông nói: “Chếđộ dân chủ tư sản, tuy là một bước tiến bộ lịch sử vĩđại so với thời trung cổ, song trước sau nó vẫn là - và dưới chế độ tư bản nó không thể không là - một chế độ dân chủ chật hẹp, bị cắt xén, giả
hiệu, giả dối, một thiên đường cho bọn giàu có, một cái cạm bẫy và một cái mồi giả dối
đối với những người bị bóc lột, đối với người nghèo” [2, 305]. Ngay những hình thức nhà nước tư sản được coi là tiến bộ nhất là chếđộ đại nghị hay chế độ cộng hoà dân chủ thì cũng chỉ là một công cụđể tư bản bóc lột lao
động làm thuê: “Chúng ta ủng hộ chếđộ cộng hoà dân chủ vì nó là hình thức nhà nước tốt nhất cho giai cấp vô sản dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng chúng ta không được quên rằng cảnh nô lệ làm thuê là số phận của nhân dân ngay cả trong nước cộng hoà tư sản dân chủ nhất” [1, 25].
Để khắc phục những hạn chế của dân chủ tư
Đồng Văn Quân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 97 - 101
cấp vô sản phải tiết hành đấu tranh để “giành lấy dân chủ” [6, 626]. Cuộc đấu tranh này, lúc
đầu được thực hiện trong khuôn khổ xã hội tư
bản chủ nghĩa, nhưng tất yếu và cuối cùng phải đi đến một cuộc cách mạng XHCN để
xoá bỏ nền dân chủ tư sản, thiết lập nền dân chủ vô sản - dân chủ xã hội chủ nghĩạ Bằng kinh nghiệm lịch sử của công xã Pa-ri và chính quyền xô-viết, V.Ị Lênin đã khẳng
định: “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ
chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần; chính quyền xô viết so với nước cộng hoà tư sản dân chủ nhất thì cũng dân chủ
hơn gấp triệu lần” [2, 312-313].
Về bản chất của chế độ dân chủ vô sản, V.Ị Lênin chỉ ra rằng, nó là nền dân chủ của số đông, dân chủ của người nghèọ Để đạt được nền dân chủ này giai cấp vô sản và nhân dân lao động phải giành được chính quyền nhà nước về tay mình, sử dụng chính quyền để
xây dựng các thiết chế kinh tế, chính trị xã hội cho mình. Chỉ khi đó quần chúng lao
động mới thực sự là người chủ. Do đó, nếu như dân chủ tư sản là dân chủ cho thiểu số
những kẻ thống trị, bóc lột thì “dân chủ vô sản là chếđộ thống trị của đa số với thiểu số, vì lợi ích của đa số”; dân chủ vô sản là “chế độ dân chủ cho người nghèo, chứ không phải chếđộ dân chủ cho bọn giàu”; chếđộ dân chủ
vô sản là chế độ dân chủ mở rộng “trên quy mô lịch sử toàn thế giới, làm cho chếđộđó từ
chỗ là một sự dối trá nay trở thành sự thật,