HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu tap98(10)-2012 (Trang 78 - 81)

- Giá đất ở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo qui định của Nhà nước

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP TOÀN CẦU

HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP TOÀN CẦU

Nguyễn Thị Hằng*

Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong hoạt động kinh doanh, một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào đó là vấn đề lợi nhuận. Đểđạt lợi nhuận tối đa, trước hết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có lãị Để có lãi, các doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược kinh doanh. Thực tế, để xây dựng được chiến lược kinh doanh, cần phải khảo sát và xác định nhu cầu của người mua về các sản phẩm của doanh nghiệp, từđó hình thành chiến lược cung ứng sản phẩm phù hợp. Như vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là xác định điểm cân bằng giữa Cung - Cầu về sản phẩm và dự báo hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mức tối đa hóa lợi nhuận. Bài bào này ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng giải pháp xác định điểm cân bằng Cung - Cầu và vận dụng vào dự báo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất trong thời kỳ hội nhập toàn cầụ Trong đó, bài báo lựa chọn một đơn vị kinh doanh cụ thểđể thực nghiệm là hoạt

động cung - cầu máy tính tại Công ty TNHH PC-New Thái Nguyên.

Từ khóa: Phát triển, Cung, cầu, cân bằng cung – cầu, kinh doanh, doanh nghiệp.

GIỚI THIỆU*

Hiện nay, hai yếu tố có thể đảm bảo cho sự

cân bằng kinh tế đó chính là cung và cầụ Việc điều tra mức cung và cầu thị trường luôn là yếu tố hàng đầu để quyết định quy mô sản xuất, bán hàng, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, bài toán cung – cầu đã, đang là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu hiện nay vẫn áp dụng một cách thủ công, lý thuyết và chưa có công cụ để mô phỏng. Do vậy, để nắm bắt được sự vận động của hai yếu tố này, phải mất rất nhiều thời gian. Do

đó, việc áp dụng yếu tố công nghệ để mô phỏng bài toán cung cầu nhằm chỉ ra sự vận

động của hai yếu tố cung - cầu trên thị

trường là điều cần thiết. Đó là công cụ hữu hiệu giúp các cá nhân, tổ chức cũng như

doanh nghiệp có thể áp dụng đểđưa ra cách

ứng xử phù hợp với thị trường, cải thiện sự

phát triển của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

BÀI TOÁN CUNG – CẦU

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị

trường. Do vậy, nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên trong hoạt động kinh tế. Trong

*

Tel: 0987 118078, Email: nthang@ictụedụvn

quá trình vận hành của nền kinh tế, các biến

động về giá thường xuyên xảy rạ Chẳng hạn, khi một đợt lạnh đổ vào bang Florida (Hoa Kỳ), gây ra tình trạng mất mùa cam, vì vậy giá nước cam tăng trong các siêu thị trên toàn quốc. Hay mỗi khi thời tiết vào mùa hè ấm lên

ở bang New Englan (Hoa Kỳ), giá thuê phòng khách sạn ở vùng Caribê lập tức suy giảm. Hoặc khi một cuộc chiến tranh bùng nổ ở

Trung Đông, giá xăng ở Mỹ tăng và giá xe Cadillac cũng giảm xuống,… Những biến cố

này có điểm chung là đều cho thấy sự vận hành của cung và cầụ Cung và cầu là hai thuật ngữ mà các nhà kinh tế sử dụng thường xuyên nhất trong kinh tế học. Chúng quyết định lượng của mỗi hàng hóa được sản xuất ra và giá mà nó được bán trên thị trường. Nếu muốn biết một biến cố hoặc chính sách ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào, trước hết phải xem nó

ảnh hưởng tới cung và cầu ra saọ Lý thuyết về

cung và cầu nghiên cứu hành vi của người bán và người mua, cũng như sự tương tác giữa họ

với nhaụ Nó chỉ ra cách thức quyết định giá cả

của cung và cầu trong nền kinh tế thị trường, cũng như giá cả đến lượt nó lại phân bổ các nguồn lực khan hiếm của xã hội ra sao cho các thành viên trong xã hộị

Khái niệm cung và cầu được dùng để chỉ

Nguyễn Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 75 - 78

nhau trên thị trường. Về bản chất, cầu (demand) được hiểu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với điều kiện thu nhập, giá hàng hoá liên quan... không đổị Việc nghiên cứu cầu nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn hay sự

khao khát của khách hàng và đó sẽ là chìa khoá để mở ra một thị trường đầy tiềm năng khác cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Còn cung (supply) là tổng số hàng hoá có ở thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường, là số hàng hoá, dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau vào những thời điểm nhất

định. Quy mô cung phụ thuộc vào các yếu tố

như số lượng, chất lượng các yếu tố sản xuất, chi phí sản xuất [2]. Nghiên cứu về cung sẽ

giúp ta biết được giá cả và sản lượng hàng hóa thực tế được cung cấp trên thị trường. Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trên thị

trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: Hàng hoá nào có cầu thì mới được cung ứng sản xuất; hàng hoá nào tiêu thụđược nhiều (cầu lớn) thì sẽđược cung

ứng nhiều và ngược lạị Đối với cung thì cung cũng tác động, kích thích cầu: Những hàng hoá được sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị

hiếu tiêu dùng sẽ được ưa thích, bán chạy hơn, làm cho cầu của chúng tăng lên.

Vì vậy, trong quá trình kinh doanh, công việc

đầu tiên của các nhà điều hành doanh nghiệp là tìm cách tiếp cận nhu cầu thị trường. Đó là việc thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu dùng của họ, số lượng hàng hóa cần mua để qua đó có thể tung sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện hữu nhằm có thểđáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị

trường, củng cố vị trí của mình trên thị

trường. Do đó, đối với các doanh nghiệp, trước khi quyết định thâm nhập một thị

trường, tung ra một sản phẩm mới, hoặc thực hiện một chiến dịch quảng bá truyền thông, hay quyết định điều chỉnh một trong các yếu tố chiêu thị như tăng - giảm giá, thay đổi bao bì sản phẩm, tái định vị v.v..., họ đều thực hiện nghiên cứu thị trường để thấy được nhu cầu của người tiêu dùng trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết.

GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CÂN BẰNG CUNG - CẦU VÀ DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG

SẢN XUẤT, KINH DOANH

Bài báo xây dựng chương trình mô phỏng và xác định mô hình đường cung, cầu và sự cân bằng Cung - Cầu dựa vào công cụ lập trình Visual Basic. Đồng thời, đưa ra ứng dụng vào việc dự báo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện naỵ

Đồ thị hàm cầu

Trên cơ sở nghiên cứu về cầu, ta xây dựng hàm cầu với dạng tổng quát: QD = a – bP. Trong đó: QD

là lượng cầu, a là hệ số biểu thị

lượng cầu khi P= 0, b là hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu, P là giá của hàng hóa [1]. Dựa vào công thức trên, ta sẽ

xây dựng mô hình đường cầu với các tham số đầu vào là hệ số a và b, còn đầu ra là lượng cầu QD, giá hàng hóa P, đồ thị SD biểu thị mối quan hệ giữa giá hàng hóa P và lượng cầu Q.

Đồ thị hàm cung

Hàm cung có dạng tổng quát: Qs = c+dP. Trong đó: QS

là lượng cung, P là giá của hàng hóa, c là hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung [1]. Dựa vào công thức trên, ta sẽ xây dựng mô hình đường cung với các tham sốđầu vào là hệ số c và hệ số d, còn đầu ra là lượng cung QS, giá hàng hóa P, đồ thị S biểu thị mối quan hệ giữa giá hàng hóa P và lượng cung Q.

Đồ thị cân bằng giữa đường cung và cầu

Khi cung bằng cầu, ta có điểm cân bằng thị

trường. Điểm cân bằng thị trường là điểm lý tưởng mà ở đó cả giá cả và lượng hàng hóa, dịch vụ cung – cầu đều cân bằng. Trong đó, giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng cầu đúng

bằng lượng cung. Giá cân bằng = Giá cung = Giá cầu (P* = PS = PD).Lượng cân bằng là

lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người ta sẵn sàng mua hoặc người bán sẵn sàng bán tại điểm

giá cân bằng. Lượng cân bằng = Lượng cung = Lượng cầu (Q* = QS = QD) [2].

Dựa vào các yếu tố trên ta sẽ xác định được các tham sốđầu vào là hàm cầu và hàm cung, còn các tham sốđầu ra là đồ thị hàm cung và

đồ thị hàm cầụ Khi hai đồ thị này cắt nhau ta sẽ xác định được điểm cân bằng giữa cung và cầu, đó chính là điểm cân bằng thị trường với mức giá cân bằng và mức sản lượng cân bằng.

Nguyễn Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 75 - 78

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lập trình và tìm hiểu mô hình cung – cầu, tác giả đã xây dựng chương trình thực nghiệm cụ thể. Bằng cách ứng dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic, chương trình ứng dụng đã thiết kế nên các giao diện cơ bản.

Hình 1. Giao diện mô hình cung - cầu

Sau khi nhập các tham sốđầu vào là các hệ số

c (với giá trị là 2), d (với giá trị là 5), mức giá P (có giá trị lần lượt là 10, 20, 28, 40, 30), thực hiện lệnh tính QS, ta sẽ biết được mức sản lượng cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp ra thị trường với kết quả lượng cung có giá trị lần lượt bằng 52, 102, 142, 202, 152 (hình 2).

Hình 2. Giao diện nhập hàm cung

Sau đó, thực hiện lệnh vẽ đồ thị hàm cung, chương trình sẽ xuất ra kết quả (hình 3)

Hình 3. Giao diện đồ thị hàm cung

Quan sát vào đường cung, ta biết được lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp muốn bán tại các mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định.

Tương tự như vậy đối với hàm cầu, ta cũng tiến hành nhập các tham số đầu vào là các hệ

số a (với giá trị là 200), b (với giá trị là 2), mức giá P (giá trị lần lượt là 20, 50, 100, 28), sau đó thực hiện lệnh tính QD, vẽđồ thị, ta sẽ thu được kết quả như hình 4 (lượng cầu đạt giá trị 160, 100, 0, 144), hình 5 (đồ thị hàm cầu). Hình 4. Giao diện nhập hàm cầu Hình 5. Giao diện đồ thị hàm cầu Ở hình 5, ta có đường cầu thị trường. Nhìn vào đường cầu này, ta sẽ biết được lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Sau khi có các kết quả về hàm cung, hàm cầu và biểu diễn kết hợp hàm cung – cầu trên cùng một đồ thị, ta sẽ xác định được trạng thái cân bằng thị trường (hình 6). Trạng thái cân bằng thị trường đạt được tại điểm E (đạt giá trị 28,285). Tại trạng thái này, lượng cung sẽ tương ứng với lượng cầu, không có hiện tượng dư thừa cũng như thiếu hụt về hàng hóa, dịch vụ.

Nguyễn Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 75 - 78

Hình 6. Giao diện đồ thị cân bằng cung - cầu

Các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào trạng thái cân bằng thị trường để đưa ra được mức sản lượng hợp lý. Đó chính là mức sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra sẽ gần với mức sản lượng cân bằng. Với mức sản lượng này, doanh nghiệp sẽ không xảy ra tình trạng dư

thừa hay thiếu hụt hàng hóa, từđó xây dựng

được chiến lược trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc nghiên cứu cung – cầu để

dựđoán trạng thái cân bằng hoặc gần với mức cân bằng về hàng hóa, dịch vụ là rất cần thiết.

Điều đó sẽ giúp họ điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình để việc cung ứng sản phẩm không vượt quá xa so với mức tiêu

thụ của thị trường. Trước khi quyết định sản xuất sản phẩm để cung ứng ra thị trường, doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Từ việc dự kiến mức cầu hàng hóa, doanh nghiệp sẽ xác định lượng cung sản phẩm sao cho lượng dư thừa không quá lớn, mà lại không xảy ra tình trạng thiếu hụt hay khan hiếm hàng hóạ Việc mô phỏng hai yếu tố cung – cầu về hàng hóa, dịch vụđể

xác định trạng thái cân bằng thị trường bằng phương pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp vừa tiết kiệm thời gian, vừa mang lại kết quả

khả quan trong việc dự đoán được mức sản lượng đầu ra hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế

cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Văn Dần, (2009), Giáo trình Kinh tế

vi mô, Nhà xuất bản Lao động Xã hộị

[2]. Phí Mạnh Hồng, (2008), Giáo trình Kinh tế vi

mô, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

[3]. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger

Dornbush, (2007), Kinh tế học, Nhà xuất bản Thống kê.

[4]. N. Gregory Mankiw, (2006), Nguyên lý kinh tế

học, Nhà xuất bản Thống kê.

[5]. Paul ẠSamuelson and William.Nordhaus,

(2000), Kinh tế học, Nhà xuất bản Thống kê.

SUMMARY

Một phần của tài liệu tap98(10)-2012 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)