- Diện tích cho sản phẩm ha 16.053 16.289 16.648 Giá trị sản phẩm/1 ha tr đồng 53 67
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Phạm Thị Thanh Nga*, Bùi Đình Hòa, Đặng Thị Bích Huệ, Vũ Thị Hiền
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cây chè là cây trồng chủ lực quyết định để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là ở các tỉnh trung du, miền núị Phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững giữ một vai trò quan trọng, nằm trong tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững, và thực sự là kế sách tồn tại lâu dài, không thể thay thế. Cùng với cây lúa ởđồng bằng, cây chè có thế mạnh ở trung du và miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôị Chè là cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu vùng đồi núị Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ. Do vậy phát triển sản xuất chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân.
Từ khóa: Phát triển, sản xuất chè, bền vững, thành phố Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Với diện tích 18.000 ha, đứng thứ 2 trong cả
nước, cây chè từ lâu đã là cây trồng truyền thống của người dân tỉnh Thái Nguyên. Định hướng chung của thành phố trong những năm sắp tới là hướng tới phát triển ngành nông nghiệp của thành phố một cách bền vững cả
về kinh tế và xã hộị Phát triển sản xuất chè trong ngành nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Những năm gần đây, sản xuất chè của Thành phố cũng đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, xét theo quan
điểm phát triển bền vững, sản xuất chè vẫn còn nhiều tồn tạị Do chưa có chiến lược phát triển ngành chè hợp lý, thiếu quy hoạch đồng bộ giữa phát triển vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến nên giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu chưa gắn kết chặt chẽ với nhau, nguyên liệu búp chè chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn để chế biến ra chè chất lượng caọ.. Một số doanh nghiệp và người trồng chè chạy theo lợi nhuận trước mắt đã sử dụng thuốc trừ
sâu, phân bón hóa học bất tuân thủ nguyên tắc an toàn và vệ sinh thực phẩm. Thực tế này khiến cho sản phẩm chè kém chất lượng, gây tổn hại uy tín của ngành chè Thái Nguyên,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và môi trường sinh tháị Đây là những vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải được nghiên
*
Tel: 0988 284024, Email: thanhnga1301@gmail.com
cứu, nhận xét, đánh giá một cách xác thực nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phát huy thế
mạnh và xử lý hạn chế yếu kém để sản xuất chè theo hướng bền vững và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất chè của vùng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung vào 3 xã từ 3 vùng của thành phốđó là xã Tân Cương thuộc vùng trọng điểm có quy mô diện tích chè lớn. Xã Phúc Hà thuộc vùng có quy mô diện tích chè trung bình và xã Tích Lương đại diện cho các xã, phường có quy mô diện tích nhỏ. Mỗi xã chọn 30 hộđại diện cho nhóm hộ giàu – khá, trung bình và nghèọ
Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất chè, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất. Từđó có cái nhìn khách quan để có thểđưa ra những giải pháp, những định hướng phát triển sản xuất trong tương laị Số liệu sau khi điều tra được tổng hợp với sự trợ giúp của phần mềm EXCEL. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng sản xuất chè tại địa bàn nghiên cứu
Thấy được thế mạnh của cây chè, không chỉ
có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có tác dụng cải tạo môi trường sinh thái, đồng thời góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo công
Phạm Thị Thanh Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 39 - 44
ăn việc làm cho người dân các xã vùng núị Trong những năm qua, thành phố Thái Nguyên đã theo sát chủ trương của tỉnh đề ra nhằm kích thích phát triển sản xuất chè, mở
các lớp tập huấn để hướng dẫn người dân tiến hành sản xuất chè. Kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, tăng lên đáng kể về
diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2009 diện tích chè của thành phố là 1.161 ha, đến năm 2011 tăng lên là 1.220 ha với sản lượng 14.670 tấn búp chè tươị Tuy nhiên sản xuất chè ở thành phố hiện nay vẫn còn nhiều vấn
đề tồn tại từ chất lượng sản phẩm đến quy trình tổ chức sản xuất nguyên liệu cũng như
chế biến. Để thấy rõ thực trạng tình hình sản xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên tôi đi sâu nghiên cứu một số nội dung sau:
Nguồn nhân lực của nhóm hộđiều tra
Độ tuổi bình quân của chủ hộở 3 xã là 41,66 tuổị Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và có một số kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất chè trong mỗi hộ. Bên cạnh yếu tốđộ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp, chỉ từ cấp I đến cấp IIỊ Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, nhận thức cao hơn, do vậy có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án trồng chè tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất chè của mỗi hộ. Phương tiện sản xuất
Trong những năm trước đây, phần lớn các hộ đều sử dụng máy sao quay taỵ Nhưng ngày nay, khi có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máy sao cải tiến và máy vò chè mini đã được
đưa vào sử dụng, giúp các hộ nông dân giảm
được công lao động và tăng năng suất sản xuất chè. Điều này có ảnh hưởng tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong nông hộ.
Chi phí sản xuất của hộ
Kết quả điều tra cho thấy, loại phân bón các hộ gia đình sử dụng chủ yếu là phân đạm vì loại phân này kích thích búp, lá chè sinh trưởng mạnh. Sau mỗi lứa thu hoạch, các hộ
sẽ tiến hành bón đạm cho chè. Lượng phân kali bón cho cây chè là rất thấp, vì loại phân này nếu bón với lượng lớn sẽ làm cho cây chè bị xót, chậm phát triển. Ngoài các loại phân trên, các hộ gia đình còn chăn nuôi để lấy phân ủ bón cho chè.
Thuốc BVTV cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong trồng trọt. Thực tế
khi nghiên cứu ở 3 xã: Tân Cương, Phúc Hà và Tích Lương thì hiện nay hầu hết các nông hộ vẫn khá lạm dụng thuốc BVTV trong quá trình trồng chè. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người,
ảnh hưởng đến tính bền vững trong quá trình phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên. Bảng 1: Tình hình nhân lực của hộ Chỉ tiêu ĐVT Địa điểm Bình quân Xã Tân Cương Xã Phúc Hà Xã Tích Lương 1. Tuổi bình quân chủ hộ Năm 43,07 38,6 43,3 41,66 2. Trình độ học vấn chủ hộ Lớp 10,4 10,6 10,7 10,59 3. Bình quân nhân khẩu của hộ Người 4,83 4,2 4,6 4,54 4. Bình quân lao động của hộ LĐ 2,6 2,57 2,43 2,53
Phạm Thị Thanh Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 39 - 44
Bảng 2: Chi phí sản xuất chè của hộ
ĐVT: 1.000đ/lứa
Chỉ tiêu Địa điểm