Phân tích tình hình công nợ, khả năng thanh toán 1) Phân tích tình hình công nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 163 - 166)

1) Phân tích tình hình công nợ

► Phân tích công nợ phải thu, phải trả ngắn hạn

- Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng vốn trong thanh toán, nếu phần vốn DN đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì DN có thêm một phần vốn đưa vào sản xuất kinh doanh và ngược lại DN sẽ giảm vốn.

- Ðể đánh giá tình hình công nợ cần phải so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả, biến động qua các năm như thế nào. Nguồn số liệu chủ yếu được sử

dụng là dựa vào các khoản phải thu và các khoản phải trả trên Bảng cân đối kế

- Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào Bảng cân đối kế toán đểđánh giá tình hình thanh toán thì chưa đủ, cần phải xác định tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ phải thu, phải trả cũng như biện pháp mà DN đã, đang áp dụng để thu hồi công nợ thì khi phân tích sẽ chính xác hơn.

►Vòng luân chuyển các khoản phải thu (Vc)

Vòng luân chuyển các khoản phải thu

Doanh thu thuần (D)

Số dư bình quân các khoản phải thu =

Vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh. Tuy nhiên, nếu vòng thu quá cao thì cũng đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắn hạn và có thểảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm.

► Kỳ thu tiền bình quân (Kt)

Kỳ thu tiền bình quân (Kt)

Thời gian của kỳ phân tích (T) Số vòng luân chuyển các khoản phải thu =

(T: thường qui ước: tháng 30 ngày, quí 90 ngày và n(V ) ăm 360 ngày).

2) Phân tích khả năng thanh toán

► Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

- Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Th)

Th = Tài sản lưu động (loại A- tài sản) / Nợ ngắn hạn (Loại A, mục I, N.vốn)

Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Về nguyên tắc và trên thực tế, nếu tỷ lệ này 2:1 sẽ được coi là hợp lý và chứng tỏ DN có đủ khả

năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình trạng tài chính bình thường. Nhưng, nếu một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá cao có thể không tốt, DN khó quản lý được các tài sản lưu động của mình.

- Tỷ lệ thanh toán nhanh (Tn)

Tn = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn

- Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này đòi hỏi khắt khe hơn tỷ lệ thanh toán nhanh, vì nó đòi hỏi phải có tiền

để thanh toán. Trên thực tế, tỷ lệ này được coi là hợp lý là tỷ lệ 0,5:1

- Nguồn vốn lưu động thuần (nguồn vốn lưu động thường xuyên)

Toàn bộ tài sản của DN đang sử dụng có thể được chia thành 2 loại như sau: + Tài sản lưu động và đầu tưu ngắn hạn: là những tài sản có thời gian quay vòng dưới một năm và được gọi là tài sản ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn và nợ

khác có thời gian đáo hạn dưới một năm được coi là nguồn vốn ngắn hạn.

+ TSCĐ và đầu tư dài hạn: là những tài sản có thời gian quay vòng vốn (hoàn vốn) trên một năm và cũng được gọi là tài sản dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ dài hạn có thời gian đáo nợ trên một năm được coi là nguồn vốn dài hạn.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, theo quan hệ cân đối tổng quát giữa tài sản và nguồn vốn (N.V) ta có các quan hệ sau:

+ TSLÐ + TSCÐ = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

+ Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn vốn ngắn hạn + N.V dài hạn Tài sản ngắn hạn - N.V ngắn hạn = N.V dài hạn - Tài sản dài hạn

Như vậy:

Nguồn vốn LÐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - N.V ngắn hạn hay = N.V dài hạn - Tài sản dài hạn

Phương pháp phân tích tình hình thanh toán của DN: So sánh tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán nhanh, thanh toán bằng tiền và nguồn vốn lưu động thuần giữa các kỳ kế toán (năm nay so với năm trước, hoặc cuối kỳ so với đầu kỳ). Ðồng thời, chúng ta còn phải phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của DN.

► Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Ðể phân tích khả năng thanh toán dài hạn, có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

(1) Hệ số thanh toán lãi vay: Chỉ tiêu được tính bằng cách so sánh (tỷ lệ) giữa lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay với lãi nợ vay.

Hệ số thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + lãi nợ vay) / lãi nợ vay

(2) Tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ nợ

Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn của DN. Tỷ lệ nợ là tỷ lệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn của DN.

Tỷ lệ tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu (Loại B, NV)/ Tổng nguồn vốn Tỷ lệ nợ = Nợ phải trả (Loại A, nguồn vốn NV) / Tổng nguồn vốn Như vậy: Tỷ lệ nợ + Tỷ lệ tự tài trợ = 1

VI. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

1) Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

Chỉ tiêu dùng để phân tích ởđây là chỉ tiêu sức sản xuất của vốn (Sv): Sv = Doanh thu

Vốn sản xuất bình

Từ công thức trên cho thấy: Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất cao hay thấp, không những phụ thuộc vào vốn sản xuất bình quân mà còn phụ thuộc vào giá trị

sản lượng sản xuất kinh doanh bình quân. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không những làm tăng giá trị sản lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu mà còn phải tiết kiệm cả vốn sản xuất bình quân nữa.

â

D Vb

=

2) Phân tích khả năng sinh lời của vốn

Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích là:

- Mức doanh lợi tính theo vốn sản xuất bình quân

Mức doanh lợi chung =

Lợi nhuận Tổng vốn SX bình quân

Ðây là chỉ tiêu nói lên rằng cứ một đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lãi. Vốn sản xuất bình quân là tổng số vốn cố định bình quân và

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 163 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)