Tổng chi phí (triệu đồng) 5 Kết cấu (cơ cấu) tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 75 - 76)

II. Bài tập Bài 1:

4.Tổng chi phí (triệu đồng) 5 Kết cấu (cơ cấu) tiêu thụ

5. Kết cấu (cơ cấu) tiêu thụ (%) 6. Tỷ trọng phí (%) 90 15 1.350 1.080 39,1 80,0 150 14 2.100 1.950 60,9 92,86 - - 3.450 3.030 100,0 87,83 150 15 2.250 1.800 50,11 80,0 160 14 2.240 2.080 49,89 92,86 - - 4.490 3.880 100,0 86,41

Ðể nhân tố kết cấu tiêu thụ xuất hiện thì yêu cầu phải có ít nhất 2 loại sản phẩm và về phương diện lý thuyết (nếu xét về mặt giá trị) thì kết cấu thay đổi khi sản lượng hoặc giá thay đổi, nhưng nếu khối lượng không thay đổi mà chỉ có giá thay đổi thì có thể không có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu.

Theo số liệu bảng phân tích cho thấy: kết cấu sản phẩm thay đổi qua 2 năm và tỷ trọng phí bình quân năm 2004 thấp hơn năm 2003. Sự thay đổi tỷ trọng phí qua 2 năm chắc chắn sẽ chụi ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Từ nguồn số liệu phân tích trên, chúng ta có thể xác định và loại trừ một số nhân tố ảnh hưởng; khối lượng và kết cấu tiêu thụ đã thay đổi và có thể ảnh hưởng, song giá bán và tỷ trọng phí cá biệt cuả từng SP không thay đổi qua 2 năm và tất yếu không ảnh hưởng đến Tỷ trọng phí bình quân.

Trước hết chúng ta xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu tiêu thụ đến tỷ trọng phí theo công thức được xác định ở trên như sau:

ΔTfK = ∑ k1i tf0i - Tf 0 = (50,11. 0,8 + 49,89 . 0,9286) - 87,83 = -1,42%

Như vậy, nhân tố kết cấu tiêu thụ thay đổi đã ảnh hưởng đến tỷ trọng phí bình quân, làm giảm -1,42%. Nếu như ảnh hưởng này đúng bằng chênh lệch tỷ trọng phí qua 2 năm thì chúng ta có thể khẳng định chỉ có nhân tố kết cấu tiêu thụ ảnh hưởng tới tỷ trọng phí bình quân.

Chênh lệch tỷ trọng phí bình quân: ∆Tf = Tf1 - Tf0 = 86,41% - 87,83% = -1,42% Kết quả phân tích đã cho thay, năm nay DN thay đổi khối lượng sản xuất, tiêu thụ đã làm thay đổi kết cấu tiêu thụ. Kết cấu tiêu thụ thay đổi theo chiều hướng tăng sản phẩm A từ 39,1% lên 50,11% , giảm sản phẩm B từ 60,9% xuống 49,89% đã làm giảm tỷ trọng phí 1,42%. Tỷ trọng phí giảm tất yếu góp phần nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Thực tế cho thấy doanh thu cũng như lợi nhuận năm

2004 tăng hơn so với năm 2003. Việc thay đổi kết cấu như trên có thể nói đã tiết kiệm cho DN một khoảng chi là 63,758 triệu đồng (Số tiền tiết kiệm do thay đổi kết cấu sản phẩm = -1,42% x 4.490 triệu = - 63,758 triệu); hay nói đúng hơn để đạt đựơc doanh thu như năm nay là 4.490 triệu đồng mà vẫn thực hiện cơ cấu như năm trước thì DN cần phải chi thêm 63,758 triệu đồng.

3.1.3.3. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá

Ngoài ảnh hưởng của nhân tố khối lượng, kết cấu sản phẩm; nhân tố giá cũng là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng phí và chi phí sản xuất của DN. Nhân tố giá bao gồm giá của các yếu tố đầu vào, chúng ta gọi là giá phí (Gf) và giá bán sản phẩm; gọi là giá bán (Gb). Giá đầu vào ảnh hưởng trực tiếp, rõ nét đến tổng chi phí, nhưng giá đầu ra lại ảnh hưởng rõ nét đến tỷ trọng phí.

Qua tính toán và phân tích, ảnh hưởng của nhân tố giá phí và giá bán đến tỷ trọng phí được xác định như sau:

- Ảnh hưởng của nhân tố giá đầu vào (giá phí Gf) đến tỷ trọng phí Tf :

ΔTfGf = (TC1 - TC0) / D0 = ΔTC/ D0

Trong thực tế, do nhu cầu phân tích mà cần phải có số liệu về chênh lệch tổng chi phí để tính toán, nhưng tổng chi phí của năm nay thông thường được quyết toán vào cuối năm, do vậy sẽ khó khăn trong việc thu thập số liệu. Trong trường hợp này nếu chúng ta biết hệ số tăng giá bình quân và chi phí của từng khoản mục năm trước thì chênh lệch tổng chi phí được xác định như sau:

ΔTC = Σ C0i (Hgi -1)

Trong đó: C0i là chi phí của từng khoản mục i năm trước Hgi : Hệ số giá của từng khoản mục chi phí i

- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán (giá bán Gf) đến tỷ trọng phí bình quân Tf :

ΔTfGb = TC1/ D1 - TC1/D0 = Tf1 - TC1/D0

- Tổng hợp ảnh hưởng của nhân tố giá đến tỷ trọng phí: ΔG = ΔTfGf + ΔTfGb

Nếu ảnh hưởng của nhân tố giá phí và giá bán đến tỷ trọng phí đúng bằng chênh lệch Tỷ trọng phí bình quân thì trong trường hợp này chúng ta khẳng định là chỉ có nhân tố giá ảnh hưởng đến tỷ trọng phí. Nếu như không bằng thì chúng ta cần tìm thêm một số nhân tố khác như khối lượng, kết cấu vv...

Ví dụ:

Tài liệu thu thập về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A của một doanh nghiệp được phản ánh qua Bảng sau:

Bảng 22: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá đến chi phí và tỷ trọng phí Sản phẩm A

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch

Hệ số giá

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 75 - 76)