Phân tích nhu cầu về TSCĐ và Tài sản lưu động trong các DN 1) Nhu cầu về TSCĐ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 162 - 163)

1) Nhu cầu về TSCĐ

- Tài sản cố định là một bộ phận tài sản quan trọng không thể thiếu đối với sự

tồn tại và phát triển của mỗi DN.

- Ðặc điểm của TSCÐ là chúng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và gí trị của chúng được kết chuyển dần vào chi phí sản xuất theo niên khoá tài chính. Mức độ kết chuyển giá trị TSCÐ vào chi phí sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào tỷ lệ khấu hao TSCÐ mà DN lựa chọn theo các quy định hiện hành.

- Thành phần TSCÐ bao gồm: Nhà xưởng, đất đai, máy móc, thiết bị dụng trong sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, giá trị

nhãn hiệu hàng hoá, giá trị bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, chi phí thành lập DN...v.v. Nhu cầu TSCÐ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô đầu tư, hiệu quả phát triển hoạt động kinh doanh, quy trình công nghệ và giá trị các loại TSCÐ sử

dụng.

- Trong quá trình thực hiện SXKD, hầu hết các DN đều có nhu cầu đầu tư hằng năm về TSCÐ. Sự gia tăng hằng năm về TSCÐ là một trong những đòi hỏi khách

quan để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định, nhà quản trị luôn cần phải phân tích, so sánh và lựa chọn các phương án mua mới TSCÐ hay phương án thuê, xem phương án nào lợi hơn.

2) Nhu cầu về tài sản lưu động

- Tài sản lưu động (TSLÐ) là loại tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng luôn được luân chuyển, được tái tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh không ngừng đó.

- TSLÐ tham gia trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của chúng

được kết chuyển ngay, kết chuyển một lần vào chi phí sản xuất của mỗi niên khoá tài chính, cũng như trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- TSLÐ bao gồm: Nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật tư hàng hoá, lao động, dụng cụ lao động có giá trị nhỏ thời gian sử dụng ngắn, điện, nước... Nhu cầu về TSLÐ phụ thuộc vào khối lượng, quy mô sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, vị trí địa lý, mối quân hệ với khách hàng...

3) Nguồn đảm bảo nhu cầu về TSCÐ và TSLÐ

- Ðảm bảo nhu cầu về TSCÐ và TSLÐ là một đòi hỏi để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiiêụ quả.

- Có nhiều cách huy động vốn để đảm bảo nhu cầu nguồn vốn cố định và vốn lưu động như: Vốn dưới hình thức kêu gọi vốn liên doanh, tăng phần góp vốn, phát hành cổ phiếu, huy động lợi nhuận không chia để tái đầu tư, vay vốn dưới hình thức vay ngân hàng, vay cá nhân, phát hành trái phiếu.

- Nguồn vốn đảm bảo nhu cầu thường xuyên về vốn cố định và vốn lưu động là nguồn vốn của chủ sở hữu DN và nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn

để đảm bảo nhu cầu không thường xuyên (tạm thời) về vốn là nguồn vốn vay ngắn hạn.

- Ðể cân đối sựđảm bảo thừa (thiếu) nhu cầu vốn cố định và vốn lưu động cần so sánh tổng nhu cầu về TSCÐ và TSLÐ với nguồn vốn sở hữu hiện có, khả năng huy động của các nhà cung ứng vật tư hàng hoá (mua hàng trả chậm) và các nguồn vốn vay đã có. Khi xuất hiện sự đảm bảo thiếu vốn thì cần tìm nguồn để bù đắp sự

thiếu hụt đó và giảm quy mô đầu tư, hoặc giảm quy mô sản xuất kinh doanh tuỳ

thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Lưạ chọn hình thức huy động vốn để bù đắp phần thiếu hụt là một điều quan trọng đối với các nhà quản trị. Về nguyên tắc, hình thức huy động vốn được lựa chọn là hình thức đem lại cho chủ sở hữu mức sinh lời trên vốn (ROA) cao nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 162 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)