Thông qua việc phân tích theo yếu tố số lượng lao động sẽ phản ánh qui mô cũng như cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp, qui mô sản xuất và trong mối quan hệ với các yếu tố về năng lực khác mà đánh giá yếu tố lực lượng lao động cho phù hợp.
Khi tiến hành phân tích, tuỳ theo nội dụng và mục đích phân tích chúng ta cần phải phân lực lượng lao động trong các doanh nghiệp theo từng nhóm riêng và sự biến động của chúng qua các năm để thấy được sự biến động về qui mô và cơ cấu. Trên cơ sở đó để có những đánh giá thích hợp nhằm quản lý và sử dụng lao động một cách có hiệu quả.
Lao động trong DN có thể được chia ra thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp:
- Lao động trực tiếp: Ðây là lực lượng trực tiếp sản xuất, trực tiếp quản lý trên những công đoạn sản xuất cụ thể và tạo ra sản phẩm.
- Lao động gián tiếp: Là những người làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý và phục vụ trong quá trình sản xuất...
Hoặc chúng ta cũng có thể phân lao động trong DN sản xuất ra làm 2 loại: lao động sản xuất và lao động ngoài sản xuất.
- Lao động sản xuất là lao động làm việc mà hoạt động của họ có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài. Loại lao động này cũng bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Chi phí của lao động trực
tiếp (trong kế toán được hạch toán trực tiếp vào tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”) được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Chi phí của lao động gián tiếp lại là một bộ phận của chi phí sản xuất chung (tài khoản 627) và thông qua con đường phân bổ vào giá thành sản phẩm.
- Lao động ngoài sản xuất là những lao động không tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Họ là những lao động tham gia vào hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất. Lao động này có thể chi làm 2 loại: Lao động bán hàng và quản lý. Chi phí của nhân viên bán hàng phản ánh các phí tổn phát sinh ngoài hoạt động sản xuất và có liên quan trực tiếp với khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Chi phí của nhân viên quản lý lại liên quan đến hoạt động tổ chức quản lý và hành chính của DN. Cả hai cách phân loại lao động này đều cần thiết, song lao động trực tiếp cần phải được chú trọng một cách đúng mức. Việc xác định cấu thành và tỷ lệ hợp lý giữa hai loại lao động trực tiếp và gián tiếp hoặc giữa lao động sản xuất và ngoài sản xuất là hết sức cần thiết đảm bảo tính cân đối và nhịp nhàng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các DN.
Lao động trong các DN thường có sự biến đổi do nhiều nguyên nhân: tuyển dụng mới, thôi việc, nghỉ hưu, mất sức.... Khi phân tích chúng ta tiến hành so sánh tỷ trọng và sự biến động của từng loại lao động giữa thực tế với kế hoạch hay giữa năm nay với năm trước, đối chiếu với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để rút ra những nhận xét và kết luận.
Phương pháp sử dụng để phân tích chủ yếu là dựa vào phương pháp so sánh. So sánh để xác định mức biến động về số tuyệt đối (Số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích), số biến động tương đối (tỷ lệ phần trăm tăng giảm) và mức biến động tương đối có điều chỉnh thông qua chỉ tiêu kết quả sản xuất để xem xét.
Ví dụ: Số liệu thu thập qua 2 năm trong 1 DN được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 9: Bảng phân tích qui mô và cơ cấu lực lượng lao động
Năm trước Năm nay So sánh Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % +/- % Tổng số lao động 1.000 100,00 950 100,00 -50 -5,00 1. Lao động trong SX - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp
850800 800 50 85,00 80,00 5,00 825 780 45 86,84 82,11 4,74 -25 -20 -5 -2,94 -2,50 -10,00 2. Lao động ngoài SX - Nhân viên bán hàng - Nhân viên quản lý
15050 50 100 15,00 5,00 10,00 125 52 73 13,16 5,47 7,68 -25 +2 -27 -16,67 +4,00 -27,00 Qua tài liệu phân tích cho thấy tổng lao động của DN năm nay đã giảm so với năm trứơc là 50 lao động (giảm 5%). Xét về tỷ trọng giữa lao động trong và ngoài sản xuất thì lao động trong và ngoài đều giảm 25 người tương ứng với tỷ trọng giảm là 2,94 % và 16,67%. Nhưng, tốc độ giảm giữa lao động trực tiếp nhỏ hơn lao động gián tiếp (xét ở cột so sánh); song nếu xem xét tỷ trọng qua 2 năm thì lao động trực tiếp lại tăng từ 80% lên 82,11% và lao động bán hàng tăng từ 5% lên 5,47%. Việc tăng này có tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất cũng như kết quả tiêu thụ. Vì vậy, để đánh giá đúng tình hình tăng giảm qui mô và cơ cấu lao động này chúng ta cần phải liên hệ với tình hình sản xuất và tiêu thụ mới có kết luận chính xác.