MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÀ PHÒNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ với việc phân tích tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội (Trang 63 - 67)

NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÀ PHÒNG HÀ NỘI.

Hiệu quả SXKD với yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC:

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp SXKD trên thị trường là lợi nhuận, đây cũng là tiêu thức quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải thực thi nhiều biện pháp, một trong những biện pháp được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi tính hữu hiệu của nó đối với việc nâng cao hiệu quả SXKD đó là tiết kiệm chi phí và giá thành sản phẩm. Muốn tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải tổ chức hạch toán kế toán NVL, CCDC khoa học, từ đó tính toán chính xác và đầy đủ chi phí sản xuất bỏ ra cũng như phân bổ chi phí chính xác cho từng đối tượng tính giá. Do đó, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán NVL, CCDC nói riêng là một tất yếu, khách quan mà một doanh nghiệp SXKD nào cũng nên làm để đáp ứng hơn nữa các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin và chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là lợi nhuận.

Trong những năm gần đây, công ty Xà phòng Hà Nội nắm bắt được tình hình biến động của nền kinh tế nên cũng không ngừng hoàn thiện công tác kế toán, áp dụng các khoa học kỹ thuật mới, sử dụng phần mềm kế toán nên việc thực hiện công tác kế toán ở công ty được thuận tiện hơn so với trước đây. Tuy nhiên, tôi cũng xin đóng góp một số kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán NVL, CCDC của công ty:

1. Về tài khoản kế toán và việc phân loại VL, CCDC

Như ở trên đã trình bày, hiện nay công ty chỉ sử dụng một tài khoản để hạch toán NVL và CCDC. Theo chế độ kế toán hiện hành, công ty nên mở thêm TK 153 - Công cụ dụng cụ để theo dõi, phản ánh số hiện có và tình hình biến động CCDC trong công ty và chi tiết đến các tài khoản cấp 2 như:

+ TK 1531: Bao bì luân chuyển

+ TK 1532: Quần áo bảo hộ lao động + TK 1538: CCDC khác

Như vậy TK 152 chỉ theo dõi, phản ánh số hiện có và tình hình biến động của NVL, tránh được sự phức tạp, rắc rối trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh có một số phế liệu, phế phẩm có thể thu hồi nhưng chưa được theo dõi trên tài khoản nào, nên trong TK 152, công ty nên mở thêm một tài khoản cấp hai nữa là TK 1528 - Nguyên liệu, vật liệu khác. Tài khoản này sẽ theo dõi những NVL khác không xếp vào các nhóm đã phân loại và phế liệu thu hồi đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng vật tư được toán diện hơn.

Đồng thời với việc mở thêm TK 153, công ty cũng cần tiến hành phân loại CCDC theo một tiêu thức nào đó, chẳng hạn phân loại CCDC theo nội dung kinh tế của nó, bao gồm các loại sau:

+ Nguyên vật liệu phụ: Gồm các loại hộp nhựa, túi nilông, nhãn mác sản phẩm,..

+ Quần áo bảo hộ lao động: Gôm các loại quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang, áo mưa bạt, ủng, mũ,..

2. Việc áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất các chất tẩy rửa, do đó lượng vật tư nhập, xuất nhiều, lại có giá trị nhỏ, vì vậy công ty nên áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX thay cho phương pháp KKĐK như đã đăng ký hiện nay. Việc thay đổi này chỉ đơn thuần là để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm kê kho bởi vì về phương pháp hạch toán mà công ty đang sử dụng chính là phương pháp KKTX.

Do khối lượng vật tư nhập, xuất kho liên tục nên việc áp dụng phương pháp KKTX còn giúp cho việc theo dõi, quản lý NVL, CCDC tránh được sự chênh lệch giữa số xuất kho thực tế và số xuất trên tổng các phiếu xuất kho. Giá trị NVL, CCDC thực tế xuất trong kỳ được tính như sau:

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị NVL,CCDC = NVL, CCDC + NVL, CCDC - NVL, CCDC xuất trong kỳ dư đầu kỳ nhập trong kỳ dư cuối kỳ

3. Phương pháp ghi thẻ song song

Việc kế toán vật tư cuối tháng mới xuống kho kiểm tra tình hình ghi chép của thủ kho và nhận các chứng từ về phòng kế toán như hiện nay đã làm cho công tác quản lý NVL, CCDC ở kho trở nên lỏng lẻo, không nắm bắt được tình hình thực tế vật tư trong công ty. Kế toán vật tư cần thay đổi thời gian xuống kho kiểm tra và nhận chứng từ, nên 5-7 ngày thực hiện một lần.

Việc thay đổi này sẽ giúp cho công việc kế toán bớt nặng nề, dồn dập vào cuối tháng và cũnh giúp cho việc lập các báo cáo sản xuất nhanh, đáp ứng được nhu cầu nắm bắt thông tin nhanh về vật tư của các bộ phận có liên quan.

KẾT LUẬN

Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, do đó, kế toán NVL, CCDC là một phần hành cần thiết, quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất. Kế toán chính xác NVL sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng chi phí sản xuất sản phẩm, từ đó xác định được giá thành sản xuất.

Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất các chất tẩy rửa tổng hợp phục vụ nhu cầu xã hội.Cùng với sự phát triển chung của công ty, công tác kế toán NVL ngày càng được hoàn thiện hơn phù hợp với yêu cầu quản lý và SXKD của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Qua những kiến thức được học ở trường, kết hợp với kinh nghiệm tiếp thu được trong quá trình thực tập tại công ty, đặc biệt sau khi nghiên cứu rõ phần hành kế toán NVL, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội. Việc hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC có thể sẽ là công cụ hữu ích giúp công ty xây dựng lại hệ thống kế toán NVL, CCDC một cách khoa học và hợp lý hơn, giúp công ty có thể kiểm soát được chi phí cho NVL, từ đó có biện pháp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo được nhiều lợi nhuận hơn nữa.

Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều, cho nên bài viết của tôi còn nhiều thiếu sót, chưa thể nêu rõ được những ưu, nhược điểm của công ty, chưa đi sâu vào kế toán NVL, CCDC và không thể đưa ra được những kiến nghị mang tính toàn diện hơn. Tôi hy vọng những kiến nghị đưa ra trên đây sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán NVL, CCDC và phân tích tình hình quản lý, sử dụng NVL, CCDC tại công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Ths Phạm Thị Minh Hồng, các cán bộ phòng kế toán Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính. Chủ biên: Tiến sĩ Nguyễn Văn Công

2. Giáo trình Kế toán quản trị.

Chủ biên: Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương 3. Giáo trình kế toán doanh nghiệp

Chủ biên: PGS. TS Ngô Thế Chi. TS Trương Thị Thuỷ 4. Hệ thống kế toán doanh nghiệp.

Nhà xuất bản Tài chính. 5. Tạp chí kế toán, kiểm toán.

6. Các sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty Cổ phần Xà Phòng Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ với việc phân tích tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w