Kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 95 - 97)

Kĩ thuật biểu diễn có tác dụng quyết định đến thành công của thí nghiệm ở trên lớp. Kĩ thuật biểu diễn gồm hai mặt: Thủ thuật biểu diễn và phương pháp tiến hành thí nghiệm.

1. Thủ thuật biểu diễn thí nghiệm

a) Các thủ thuật biểu diễn thí nghiệm đều nhằm đảm bảo tính nhìn rõ các hiện tượng và chi tiết được biểu diễn, đồng thời tập trung được sự chú ý của học sinh và hiện tượng (đối tượng) cần nghiên cứu.

b) Trên bàn thí nghiệm chỉ đặt những dụng cụ dành cho thí nghiệm, các thiết bị

chưa cần thì che khuất, các bộ phận cần quan sát thì phải làm nổi bật lên bằng cách sử

dụng các vật chỉ thị.

c) Các bộ phận của thiết bị cần đặt ở các độ cao khác nhau, bộ phận chủ yếu thì đặt cao hơn các bộ phận phụ. Chẳng hạn khi biểu diễn thí nghiệm tác dụng của từ trường dòng điện lên kim nam châm thì dây dẫn và kim nam châm đặt ởđộ cao, nguồn điện và ngắt điện đặt thấp hơn (hình 3).

Nói chung, nên bố trí các thiết bị trên mặt phẳng thẳng đứng bằng cách sử dụng bảng sắt và các chi tiết có giá đỡ là các nam châm (như một số thí nghiệm đã được thiết kế...)

d) Với các thí nghiệm có chi tiết nhỏ hoặc không sắp xếp được trên mặt phẳng. thẳng đứng thì nghiên cứu sử dụng đèn chiếu (ví dụ: Nghiên cứu sự giao thoa sóng nước, từ phổ...).

e) Sử dụng các chất chỉ thị màu hoặc vạch màu chỉ thị, hoặc quan sát hiện tượng gián tiếp qua các vật chỉ thị (ví dụ: mạt sắt để nghiên cứu từ phổ...)

2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm biểu diễn

Về nguyên tắc, để nâng cao hiệu quả của thí nghiệm biểu diễn cần thiết phải động viên học sinh tích cực tham gia thảo luận, kích thích sự quan sát của học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm. Ví dụ: Trình tự của thí nghiệm nghiên cứu khảo sát có thể như sau:

b) Xây dựng kế hoạch tiến hành thí nghiệm. c) Lựa chọn dụng cụ, nêu cách bố trí thí nghiệm.

d) Bố trí thí nghiệm và giải thích sự hoạt động của thiết bị nếu cần. e) Kiểm tra bố trí thí nghiệm, kiểm tra sự nhìn rõ đối với cả lớp.

g) Thực hiện thí nghiệm theo kế hoạch, gợi ý học sính nêu nhận xét, kết luận. h) Đàm thoại, phân tích kết quả, rút ra kết luận.

i) Tổng kết, nêu lên kiến thức cần ghi nhớ.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)