Các thiết bị thí nghiệm thực hành thường được chế tạo thành các bộ thí nghiệm bao gồm nhiều chi tiết, dùng cho học sinh thực hành thí nghiệm khi nghiên cứu tài liệu mới hoặc làm thí nghiệm thực hành sau khi học xong một chương, một phần chương trình Vật lí.
1. Sử dụng đơn giản;
2. Việc lắp ráp các chi tiết tốn ít thời gian;
3. Dễ dàng phối hợp, thay đổi các chi tiết. Do việc phối hợp các chi tiết dễ dàng nên với mỗi bộ thí nghiệm thực hành, học sinh có thể làm được nhiều thí nghiệm khác nhau trong một phần của chương trình Vật lí phổ thông. Nhờưu điểm đó mà các bộ thí nghiệm thực hành đã tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động trí tuệ - thực tiễn đa dạng, sáng tạo của học sinh, góp phần phát triển vốn tri thức, tư duy và kĩ năng của học sinh.
- Các chi tiết thí nghiệm phải vững chắc, đẹp và phù hợp với các quy tắc an toàn. Hiện nay, nhiều trường phổ thông nước ta đã được trang bị các bộ thí nghiệm thực hành sau: Bộ thí nghiệm khảo sát chuyển động thẳng dùng cần rung điện, bộ thực hành cơ học, bộ thực hành nhiệt học, bộ thực hành tĩnh điện, bộ thực hành điện từ, bộ thực hành bán dẫn, bộ thực hành quang học. Các bộ thí nghiệm thực hành này có khoảng 3000 chi tiết, có thể thực hiện được khoảng 300 thí nghiệm chủ yếu. Do trang bị còn thiếu, nhiều khi giáo viên phải sử dụng các thiết bị thí nghiệm thực hành để tiến hành các thí nghiệm biểu diễn, khi đó giáo viên cần nghiên cứu cách bố trí các thiết bị thí nghiệm và sử dụng các biện pháp kĩ thuật đểđảm bảo cho cả lớp có thể quan sát được.
4.7. SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH VẬT CHẤT
Các mô hình vật chất là một loại thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong dạy học Vật lí, chúng thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
1. Dùng để minh hoạ các hiện tượng, quá trình Vật lí vi mô, trực quan hoá các mô hình lí tưởng
Ví dụ: Sử dụng các miếng nam châm gốm trong bộ thí nghiệm bàn đệm khí để tiến hành các thí nghiệm mô hình khi nghiên cứu mô hình hạt.
2. Dùng để nghiên có các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí
Việc nghiên cứu một thiết bị kĩ thuật trong dạy học Vật lí có thể diễn ra theo một trong hai con đường lĩnh hội các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí.
a) Con đường thứ nhất: Quan sát cấu tạo của đối tượng kĩ thuật đã có sẵn (ví dụ: Mô hình động cơđốt trong), giải thích nguyên tắc hoạt động của nó;
b) Con đường thứ hai: Dựa trên những định luật Vật lí, những đặc tính Vật lí của sự vật, hiện tượng thiết kế một thiết bị nhằm giải quyết một yêu cầu kĩ thuật nào đó Con đường thứ hai thực chất là một bài tập sáng tạo.Việc sử dụng mô hình dù diễn ra theo con đường nào cũng đòi hợi kết hợp giữa việc sử dụng mô hình (trong đó có việc tiến hành thí nghiệm với mô hình), hình vẽ (trên bảng, giấy hoặc tấm bản trong) và lời nói của giáo viên để làm rõ nguyên tắc hoạt động, cấu tạo, tác dụng của từng bộ phận cơ bản và sự chuyển vận của thiết bị.