1. Các loại phim học tập được sử dụng trong dạy học Vật lí bao gồm
a) Phim đèn chiếu: Chiếu các phim dương bản về đối tượng của Vật lí học, các phép đo trong Vật lí, các ứng dụng của Vật lí...
b) Phim chiếu bóng quay các cảnh thật hoặc phim hoạt hình: ví dụ, phim về buồng Uyn-xơn, về chuyển động Brao-nơ,...
c) Phim truyền hình;
d) Phim trên băng video, (ra VCD, DVD,...
2. Các loại phim học tập trên thường được dùng trong các trường hợp sau
a) Giới thiệu các thí nghiệm cơ bản mà không thể tiến hành trong điều kiện 1 của lớp học (do thiết bị thí nghiệm cồng kềnh, phức tạp, đắt tiền,..
b) Khi đối tượng quan sát có kích thước rất nhỏ khó quan sát, hoặc quá lớn, hoặc hiện tượng diễn ra ở những nơi, vào thời điểm không quan sát trực tiếp được (Ví dụ: nhà máy điện, các thiên thể...);
c) Các quá trình Vật lí diễn ra quá nhanh hoặc rất chậm (ví dụ: sự rơi tự do, hiện tượng khuếch tán trong các vật rắn... );
d) Khi nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí (nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của các máy đo, các thiết bị kĩ thuật nhưđộng cơđiện,... );
kĩ thuật...
3. Lợi ích của việc sử dụng phim học tập trong dạy học Vật lí
a) Phim học tập giúp thu nhận thế giới tự nhiên vào lớp học, xoá bỏ những hạn hẹp không gian của lớp học và thời gian hạn chế của tiết học;
b) Cho phép quan sát với tốc độ mong muốn hoặc có thể dừng các hình ảnh, nhờ
vậy có thể quan sát rõ ràng các hiện tượng, quá trình Vật lí, làm cho học sinh có biểu tượng đúng đắn về chúng;
c) Làm tăng tính trực quan và hiệu quả cảm xúc khi tự giác các đối tượng và hiện tượng Vật lí do các phim học tập kết hợp hài hoà kĩ thuật hình ảnh và âm thanh...;
d) Phim học tập có thểđược sử dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học, ở
trong lớp học, ngoài lớp học, trong và ngoài giờ học chính khoá.
với việc phát triển kĩ thuật nghe nhìn và kĩ thuật máy vi tính như hiện nay, việc sử
dụng các phim học tập sẽ ngày càng phổ biến.
4. Phương pháp sứ dụng phim học tập trong dạy học Vật lí
Các giai đoạn chủ yếu làm việc của giáo viên với phim học tập
a) Đặt kế hoạch sử dụng phim trong kế hoạch tổng thể của một chương; một phần cụ thể kế hoạn dạy học (sử dụng phim nào, lúc nào, nhằm mục đích nào về mặt lí luận dạy học...)
b) Xác định các công việc chuẩn bị với học sinh trước khi sử dụng phim: Giao cho học sinh nhiệm vụ ôn tập ở nhà những kiến thức cần thiết để có thể hiểu được nội dung phim; Nêu mục đích sử dụng phim để đặt học sinh ở tâm thế chờ đợi tích cực, khêu gợi tính tò mò nhận thức; Trước khi chiếu phim, để định hướng sự chú ý của học sinh vào những nội dung cơ bản của cuốn phim, giáo viên cần giao cho học sinh các nhiệm vụ cần hoàn thành sau khi xem phim.
c) Trong khi xem phim, giáo viên cần quan sát, có thể đưa ra các gợi ý nhỏ để
hướng sự chú ý của học sinh vào cái cơ bản, cái đặc biệt;
d) Đánh giá hiệu quả việc sử dụng phim học tập: Sau khi xem phim xong cần cho học sinh nghỉ giải lao ngắn để nhớ lại những cái đã xem, đã nghe; Có thể đánh giá kết quả sử dụng phim ngay sau khi xem hoặc ở các giờ học sau; Hiệu quả sử dụng phim cần được đánh giá thông qua câu trả lời của học sinh cho các câu hỏi đã nêu. Tốt nhất là tổ chức các thảo luận của học sinh qua đó đánh giá mức độ nắm vững của học sinh...