Các chức năng của phương tiện dạy học theo quan điểm tâm tí học học tập

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 76 - 78)

Theo quan điểm của tâm lí học học tập, hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập có thể diễn ra trên các bình diện khác nhau: Bình diện hành động đối tượng - thực tiễn, bình diện trực quan trực tiếp, bình diện trực quan gián tiếp và bình diện nhận thức khái niệm ngôn ngữ trong đó vai trò của ngôn ngữ tăng dần và vai trò của trực quan Giảm dần.

1. Bình diện hành động đối tượng - thực tiễn:Ví dụ sử dụng các thiết bị thí nghiệm dùng cho thí nghiệm của học sinh.

2. Bình diện trực quan trực tiếp: Ví dụ như việc sử dụng các vật thật, các ảnh chụp, các thiết bị dùng cho thí nghiệm của giáo viên, các phim học tập quay các cảnh

thật...

3. Bình diện trực quan gián tiếp: Khi sử dụng các thí nghiệm mô hình, các phim hoạt hình, các phần mềm máy vi tính mô phỏng các hiện tượng, quá trình Vật lí, các mô hình vật chất, các hình vẽ, sơđồ.

4. Bình diện nhận thức khái niệm - ngôn ngữ: Các phương tiện dạy học như sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các phần mềm vi lính dùng cho ôn tập tạo

điều kiện cho học sinh hoạt động nhận thức trên cơ sở các khái niệm, các kết luận khái quát, tức là hoạt động trên bình diện khái niệm - ngôn ngữ.

Trong thực tiễn dạy học Vật lí ở trường phổ thông hiện nay cho thấy tiềm năng của phương tiện dạy học trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh chưa

được khai thác đầy đủ. Đó là một trong các nguyên nhân làm cho kiến thức của học sinh hời hợt, không bền vững, ít có khả năng vận dụng. Để nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh, người giáo viên Vật lí cần nghiên cứu nắm vững ưu nhược điểm của từng loại phương tiện dạy học, biết phối hợp hài hoà chúng khi dạy học từng kiến thức, kỹ năng cụ thể, vừa làm cho quá trình dạy học hiệu quả, vừa tránh

được sự phức tạp khi sử dụng các phương tiện dạy học không hợp lí.

4.3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Từ các chức năng của phương tiện dạy học đã nêu ở trên, có thể rút ra một số định hướng chung về phương pháp sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học Vật lí ở nhà trường phổ thông.

1. Ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học cần sử dụng phối hợp các phương tiện dạy học trên các bình diện khác nhau của hoạt động nhận thức. Chẳng hạn, khi dạy học các ứng dụng kiến thức Vật lí trong đời sống và kĩ thuật, cần sử dụng phối hợp các phương tiện dạy học: Vật thật hoặc bức ảnh chụp vài thật, thí nghiệm của giáo viên hoặc của học sinh về nguyên tắc hoạt động của thiết bị, mô hình chức năng của thiết bị, hình vẽ về sơ đồ bố trí thí nghiệm, về nguyên tắc hoạt động của thiết bị (tranh vẽ

hoặc tấm bản trong chiếu lên tường nhờ máy chiếu) hoặc phần mềm máy vi tính minh hoạ cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của thiết bị.

2. Gắn việc sử dụng phương tiện dạy học với các hoạt động trí tuệ - thực tiễn của học sinh, tạo ra các kích thích đa dạng về mặt Cơ học, âm học, Quang học... phù hợp với quá trình thu nhận và xử lí thông tin của học sinh, kích thích sự tranh luận tích cực của học sinh vềđối tượng nhận thức.

3. Việc sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình hình thành và vận dụng kiến thức phải góp phần làm sáng tỏ tính biện chứng giữa cái chung và những cái riêng, cái giống nhau và cái khác nhau của các hiện tượng, quá trình Vật lí.

hệ thống của các kiến thức mà học sinh lĩnh hội. Cụ thể: Việc sử dụng phương tiện dạy học thích hợp sẽ làm sống lại các sự kiện cảm tính - cụ thể mà học sinh đã tri giác trong đời sống hàng ngày để không những tận dụng vốn kinh nghiệm mà còn nhằm phát hiện và góp phần khắc phục các sai lầm của học sinh. Ví dụ: Tiến hành thí nghiệm với thiết bị thí nghiệm mới về định luật Pa-xcan để loại bỏ sự nhầm lẫn phổ

biến của học sinh về tính chất của chất rắn và chất lỏng trong sự truyền áp suất và áp lực tác dụng từ ngoài; Sử dụng các thí nghiệm về sự rơi của các vật trong không khí và trong ống thuỷ tinh dã hút hết khí để bác bỏ quan niệm sai lầm dựa vào kinh nghiệm hàng ngày "vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ" của học sinh. Đặc biệt, khi sử dụng nhiều lần một số phương tiện dạy học ở nhiều chương, nhiều phần khác nhau của chương trình Vật lí sẽ tạo điều kiện làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội.

4.4. GHI VÀ VẼ HÌNH TRÊN BẢNG

Mặc dù hiện nay có các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học của giáo viên như

máy vi tính và đèn chiếu... song đối với người giáo viên Vật lí các kĩ năng ghi và vẽ

hình trên bảng vẫn rất cần thiết.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)