Yêu cầu về vẽ hình trên bảng

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 79 - 82)

Hình vẽ mà giáo viên thực hiện trên bảng có mục đích chủ yếu làm sáng tỏ bài tảng của giáo viên. Hình vẽ là phương tiện trực quan quan trọng bên cạnh lời giảng của giáo viên. Vì vậy khi vẽ hình người giáo viên cần lưu tâm trước hết tới tính chất

Sư phạm của chúng, sau đó là mặt mĩ thuật của hình vẽ. Sự hạn chế về thời gian trong một tiết học đòi hỏi phải vẽ hình trên bảng sao cho được nhanh chóng. Vì thế trước hết cần quan tâm theo những yêu cầu cơ bản sau:

1. Hình vẽ phải đơn giản rõ ràng để học sinh có thể thấy được những điểm chủ

yếu, đồng thời cũng để cho giáo viên và học sinh có đủ thời gian vẽ ngay tại lớp không

ảnh hưởng tới tiên trình bài học

Muốn cho hình vẽ được đơn giản và rõ ràng, trong nhiều trường hợp sao chép lại những hình vẽ trong sách giáo khoa mà giáo viên phải cải biến, tước bỏ một số chi tiết không cần thiết hoặc chuyển từ cách vẽ này sang cách vẽ khác trong những trường hợp thật cần thiết (ví dụ từ cách vẽ phối cảnh sang cách vẽ chiếu...).

Để làm nổi bật một số chi tiết quan trọng, chủ yếu trên hình vẽ có thể dùng phấn màu hay dùng những nét đặc biệt. Chẳng hạn, có thể dùng nét đậm vẽ vòng dây phía ngoài và nét nhỏ vẽ vòng dây phía trong.

2. Hình vẽ trước hết phải thể hiện rõ được nguyên tắc Vật lí của đối tượng đang nghiên cứu sau đó đến những chi tiết về kĩ thuật

Trên hình vẽ phải nổi bật những cơ cấu chủ yếu của máy móc, dụng cụ mà ởđó thể

hiện được hiện tượng cần nghiên cứu.

3. Hình vẽ phải đúng kĩ thuật hoạ hình

Trong dạy học Vật lí người ta dùng 3 cách vẽ sau:

a) Vẽ chiếu vuông góc: Theo cách vẽ này các tia sáng đều coi như vuông góc với mặt hình vẽ, do vậy ta chỉ nhìn thấy mặt ngoài của vật theo một phương nào đó hoặc từ đằng trước lại hoặc từ trên xuống. Cách vẽ này được dùng khi cần phân biệt sự bố

trí trước sau;

b) Vẽ cắt: Cách này mô tả hình dạng của vật trong mặt phẳng bổ dọc hay bổ

ngang, thường được sử dụng khi cần thấy rõ cấu tạo bên trong của máy móc, dụng cụ: (ví dụ: vẽ cắt để nghiên cứu cấu tạo của loa

điện động hình 1).

c) Vẽ phối cảnh: Cách vẽ này cho thấy hình dạng của vật trong không gian, phân biệt rõ vị trí của các bộ phận sắp xếp trong không gian ba chiều.

Trong cách vẽ phối cảnh, những bộ phận nào ở xa sẽ nhỏ, những bộ phận nằm trong cùng một mặt phẳng song song với mặt phẳng hình vẽ thì giữ nguyên tỉ lệ kích thước, những bộ phận đường vuông góc với mặt phẳng hình vẽ quy tụ lại ở một điểm gọi là chú điểm. Chú điểm có thểở rất xa để các đường vuông góc với mặt phẳng hình vẽ song song với nhau. Hình 2 là cách phối cảnh hình lập phương với chú điểm ở gần và ở rất xa.

Cách vẽ phối cảnh nói chung là khó, đòi hỏi nhiều thời gian, vì thế chỉ dùng khi hai cách trên không cho phép mô lảđầy đủ hình dạng và cấu tạo của vật.

Việc chọn cách thể hiện hình vẽ này hay hình vẽ khác tuỳ thuộc vào yêu cầu giảng dạy từng trường hợp cụ thể, nhiều khi phải phối hợp hai cách vẽ mới mô tả được hết cấu tạo và hoạt động của dụng cụ.

Trong các hình vẽ cần chú ý lấy tỉ lệđúng hoặc gần với thực tế, phù hợp với tương quan của từng thiết bị thực hoặc giữa các phần của chúng.

4. Cần phối hợp giữa việc vẽ và giới thiệu hình vẽđồng bộ với việc trình bày bằng lời của giáo viên, hình vẽ xuất hiện đúng lúc cần thiết để minh hoạ được cho lời giải thích của giáo viên

Trường hợp hình vẽ phức tạp có thể vẽ trước ở bảng con hoặc giấy khổ lớn, những chỉ vẽ mờ, hoặc chưa điền các kí hiệu và khi giảng thì mới tô đậm lên điền các kí hậu thích hợp vào đó.

Hiện nay máy vi tính và đèn chiếu là các phương tiện hiện đại đã được trang bị

hầu hết các trường phổ thông, vì vậy việc vẽ hình và sử dụng các hình vẽ tĩnh hoặc

động, chiếu lên màn hình lớn là hoàn toàn có thể thực hiện được. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả trực quan trong dạy học, đồng thời giảm đáng kể thời gian dành cho việc vẽ hình, ghi bảng, người giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để tổ chức các hoạt

động dạy học.

4.5. SỬ DỤNG CÁC VẬT THẬT

Trong dạy học Vật lí, các vật thật có thể được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng, quá trình Vật lí. Ví dụ: Có thể sử dụng các đồ chơi, các dụng cụđo dùng trong gia đình như cân, đồng hồ, nhiệt kế...; Để nghiên cứu các ứng dụng của kiến thức Vật

lí trong đời sống và kĩ thuật.có thể dùng các dụng cụ sẵn có trong đời sống, chẳng hạn các dụng cụ cơ học như kìm, kẻo; Các dụng cụ điện. Rau chuông điện, đi-na-mô xe

đạp, đèn gìn...; Các dụng cụ quang học như máy ảnh, ống nhòm, kính lúp...

Các vật thật có ý nghĩa quan trọng trong dạy học Vật lí, nó giúp khai thác tốt các kinh nghiệm sống hàng ngày của học sinh, đồng thời là bằng chứng sinh động về việc vận dụng các kiến thức Vật lí vào thực tiễn. Có thể sử dụng các vật thật ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học. Để sử dụng hiệu quả các vật thật vào quá trình dạy học, người giáo viên cần nghiên cứu kĩđặc điểm các vật này sao cho đảm bảo tính trực quan và làm rõ được bản chất các hiện tượng, quá trình Vật lí nằm trong nguyên lí hoạt

động của các vật này.

4.6. CÁC THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

Các thiết bị thí nghiệm có vai trò quan trọng đối với dạy học Vật lí, chúng tạo điều kiện để xây dựng các thí nghiệm nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống, trực quan các hiện tượng, quá trình Vật lí, hình thành các khái niệm, định luật Vật lí, tạo điều kiện nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí.

Người ta phân biệt hai loại thiết bị thí nghiệm: Thiết bị thí nghiệm biểu diễn dùng

để tiến hành các thí nghiệm của giáo viên và thiết bị thí nghiệm thực hành dùng cho các thí nghiệm của học sinh.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)