NHỮNG BÀI HỌC CHƯA THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 35 - 39)

Thành công trong chính sách thu hút FDI của Trung Quốc là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc, ta cũng cần nghiên cứu cả những mặt chưa thành công trong những chính sách đó để rút ra những bài học cần thiết trong việc giảm thiểu những mặt trái của FDI đối với nước nhận đầu tư.

1. Hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập, cần rút kinh nghiệm bất cập, cần rút kinh nghiệm

Trong hoạt động thu hút FDI ở Trung Quốc, ta thấy Trung Quốc đã mạnh dạn thực hiện việc phân cấp quản lý cho các địa phương. Đây là một việc làm tốt và đã tạo ra không ít thành công cho Trung Quốc, song cũng chính điều này cũng đã gây ra nhiều bất cập. Đó là việc các địa phương đã đua nhau vượt quyền hạn của mình, tự đề ra chính sách miễn giảm thuế, tranh giành thu hút đầu tư. Nhiều địa phương cho phép nhà đầu tư nước ngoài rào đất với số lượng lớn trong tình trạng không xác định dự án. Thậm chí có nơi cho phép thương gia nước ngoài tự đặt địa điểm nhà máy, tự ý rào đất, không chịu sự giám sát, đôn đốc và hạn chế của địa phương. Hiện tượng lãng phí đất đã gây tổn thất rất lớn cho Trung Quốc. Không chỉ vậy, chính quyền nhiều địa phương còn tự tiện xây dựng khu khai phát kinh tế, thường rập khuôn theo chế độ miễn giảm thuế cho các đặc khu và các khu khai phát kinh tế được Quốc vụ viện phê chuẩn. Điều này dẫn đến hiện tượng đầu tư tăng trưởng quá nóng, gây nên những cơn sốt đất vào những năm 1992 - 1993, đồng thời làm ảnh hưởng xấu tới thuế của cả địa phương và trung ương, gây tâm lý không tốt cho nhà đầu tư nước ngoài.

Cũng do các địa phương đua nhau thu hút đầu tư, chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt, nên họ thường đánh giá qua loa, đại khái đối với việc thu hút dự án, không cân nhắc kỹ lưỡng những

lợi ích lâu dài và năng lực vốn đồng bộ của Trung Quốc. Điều này dẫn đến tình trạng khi liên doanh cần mở rộng, phía Trung Quốc thường thiếu tiền đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ thêm vốn, làm thu hẹp dần số cổ phần của phía Trung Quốc. Thậm chí ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của các đối tác Trung Quốc, khiến cho nhiều công ty lớn có danh tiếng của Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn đã bị công ty nước ngoài đánh bại hay hợp nhất.

Trong quá trình thu hút FDI, do tình trạng lãnh đạo nhiều đầu, quản lý phân tán ở mức độ khác nhau, chức trách không rõ ràng, các doanh nghiệp của thương gia nước ngoài đã lọt qua khe hở luật pháp, không kinh doanh chính đáng như: trốn thuế, giả góp vốn. Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ trong 2 năm 1995 - 1996, các doanh nghiệp “ba vốn” của Trung Quốc đã trốn khoảng 70% thuế với tổng giá trị là 20 tỷ NDT. Những thủ đoạn chủ yếu mà các doanh nghiệp này thường dùng là:

- Chuyển thiết bị thành cổ phần, nâng cao giá. Do nâng giá, tài sản cố định của doanh nghiệp tăng, tăng giá trị khấu hao lên, giảm thuế, trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài dùng một khoản đầu tư tương đối thấp để thu được một khoản lợi nhuận tương đối lớn.

- Chuyển đầu tư thành cho vay, chỉ ngồi mà thu lợi bất chính. Do vốn và lãi của khoản cho vay được tính trước khi nộp thuế, lợi nhuận đầu tư lại tính sau khi nộp thuế, nhà đầu tư nước ngoài sau khi chuyển đầu tư thành cho vay, tăng giá thành doanh nghiệp, từ đó đạt mục đích là giảm thuế phải nộp.

- Nhập cao xuất thấp, chuyển dịch lợi nhuận. Một số doanh nghiệp nước ngoài khi nhập khẩu báo giá cao nhưng khi xuất khẩu lại báo giá thấp, từ đó làm tăng giá thành doanh nghiệp, giảm mức thuế phải nộp. Một số công ty xuyên quốc gia dùng thủ đoạn này để chuyển thuế ra nước ngoài. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp “ba vốn” câu kết với các doanh nghiệp của nước ngoài để thực hiện thủ đoạn này.

- Làm lẫn lộn tiền thuế hàng tiêu thụ trong và ngoài nước, trốn thuế giá trị gia tăng. Do thu nhập từ tiêu thụ bên ngoài không phải nộp thuế giá trị gia tăng, nên luật thuế của Trung Quốc quy định: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất, thì phần thuế của nguyên vật liệu mua ở trong nước phải chịu sẽ không được thoái thuế, cũng không được trừ vào các khoản thuế tiêu thụ trong nước. Có doanh nghiệp “ba vốn” đã cố ý làm lẫn lộn giữa hai loại thuế tiêu thụ trong và ngoài nước, nhờ đó trốn thuế giá trị gia tăng.

- Hợp tác liên doanh trên danh nghĩa để giành được những chính sách ưu đãi. Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp tiền đầu tư danh nghĩa nhưng không xuất vốn thực tế đồng thời dựa vào đó để nhận tiền phí thủ tục và cổ phần tham gia; hoặc thông qua nhiều hình thức để chuyển tiền trong nước ra nước ngoài, sau đó, lại lấy danh nghĩa công ty nước ngoài quay lại đầu tư (round-tripping FDI), hoặc dùng những báo cáo kiểm tra vốn đầu tư giả hoặc chứng nhận giấy tờ thu tiền ngân hàng giả để xin giấy phép kinh doanh nhằm giành được những chính sách ưu đãi. Hiện tượng này được gọi là “chung vốn giả”.

- Thủ đoạn trốn thuế bằng cách biến mua thành gia công. Theo quy định, các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài không được trực tiếp nhập vật liệu từ nước ngoài, đồng thời phí gia công vật liệu từ nước ngoài của các doanh nghiệp 100% vốn phải nộp thuế giá trị gia tăng. Nhưng khá nhiều doanh nghiệp 100% vốn trên thực tế nhập vật liệu để gia công nhưng lại báo hải quan là nhập vật liệu để sản xuất nhằm lừa đảo lấy quyền kinh doanh, trốn thuế.

Cũng do tình trạng quản lý nhà nước còn sơ hở mà có một số doanh nghiệp “ba vốn” đã vi phạm những quy định của Trung Quốc, trừ lương của phía công nhân Trung Quốc, không cung cấp bảo hiểm xã hội như tiền dưỡng lão, thất nghiệp cho nhân viên phía Trung Quốc, thiếu các biện pháp an toàn sản xuất, thậm chí tuỳ tiện phạt, làm nhục nhân viên phía Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng quyền con người cơ bản.

2. Trong thu hút FDI, tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng

Trong quá trình đánh giá lại tài sản để xác định giá trị cổ phần của cổ đông, các nhà đầu tư nước ngoài thường đánh giá thấp tài sản của Trung Quốc, đánh giá cao đối với tài sản của họ. Từ năm 1991 đến tráng 6 / 1994 các cơ quan kiểm nghiệm hàng hoá ở Trung Quốc đã thụ lý 4.940 vụ thương gia nước ngoài khai khống tài sản góp vốn. Qua kiểm định thiết bị máy móc của các thương gia nước ngoài mức báo giá hơn 2,3 tỷ USD, giá trị thực tế chỉ là 1,8 tỷ USD, họ đã báo khống giá thiết bị hơn 0,5 tỷ USD. Nguyên nhân là do nắm quyền điều tiết cổ phần, các nhà đầu tư nước ngoài khi nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị, máy móc họ thường báo giá cao, ngược lại khi xuất khẩu thành phẩm, bán thành phẩm họ lại báo giá thấp. Hiện tượng “một cao, một thấp” này có thể làm cho các thương gia nước ngoài dễ dàng biến lợi nhuận của doanh nghiệp thành của riêng mình và chuyển dời ra bên ngoài, còn doanh nghiệp Trung Quốc bị thua lỗ: Kỹ thuật thuộc tài sản vô hình, tính so sánh thấp, nên việc đánh giá càng khó khăn. Tài sản vô hình như loại sản phẩm, nhãn mác, kỹ thuật, mạng lưới thị trường, chế độ quốc tế, đội ngũ công nhân lành nghề... đã không được đánh giá đầy đủ, do vậy, tài sản của Trung Quốc bị thất thoát nghiêm trọng.

3. Chưa có chính sách thích hợp để bảo hộ thị trường trong nước

Với phương châm “Lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật”, “Lấy thị trường đổi lấy vốn”, “Lấy thị trường để phát triển”, Trung Quốc đã cho thi hành chính sách quy định tỷ lệ tiêu thụ trong nước và ngoài nước về sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện tình hình sản phẩm của một số doanh nghiệp tiền vốn bên ngoài, đặc biệt là những sản phẩm công nghiệp nhẹ tiêu dùng hàng ngày tiêu thụ ngày càng nhiều trên thị trường Trung Quốc. Việc sản phẩm của doanh nghiệp vốn nước ngoài nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường khiến cho một số doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được, buộc phải rút ra khỏi lĩnh vực sản xuất cũ, hoặc giảm bớt thị phần. Công nhân viên chức trong các doanh nghiệp này bị thất nghiệp, mức sống bị hạ thấp. Nhiều sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc bị mất đi, thay vào đó là những sản phẩm của nước ngoài, hoặc của doanh nghiệp nước ngoài. Báo “Kinh doanh Trung Quốc” ra ngày 22 / 7 / 1997 cho biết:

“Các công ty xuyên quốc gia đã chiếm 60% thị phần trên thị trường sản phẩm gội, dưỡng tóc, 85% thị phần trên thị trường các sản phẩm đồ uống không cồn ở 4 thành phố lớn. Vừa qua, hãng đồ ăn nhanh McDonald tiến vào thị trường Trung Quốc và đã đánh bại rất nhiều hãng đồ ăn nhanh của Trung Quốc. Mùa hè vừa qua, hầu như tất cả các mạng lưới bán đồ uống lạnh trên các đường phố của Trung Quốc tràn ngập nhãn mác nước ngoài... Bảy trong số tám nhãn hiệu đồ uống lớn mà ba thế hệ người Trung Quốc vẫn sử dụng đã liên doanh với các hãng Coca Cola, Pepsi Cola, có người gọi đùa là “nước ngập bảy đội quân”.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài thường lợi dụng những nhược điểm của phía Trung Quốc như thiếu kinh nghiệm, tài sản vô hình ít để dùng nhiều thủ đoạn, ép giá tài sản của phía Trung Quốc, nhất là giá trị tài sản vô hình trong quá trình hợp tác liên doanh, khiến cho lợi ích của các ngành sản xuất dân tộc bị xâm hại nghiêm trọng. Thậm chí, có một số doanh nghiệp nước ngoài sau một thời gian dài thăm dò thị trường, mua lại nhãn hiệu hàng hoá dân tộc với giá rẻ rồi xếp xó, cố ý đào thải các nhãn hiệu hàng hoá dân tộc, từng bước đẩy các nhãn hiệu hàng hoá dân tộc ra khỏi thị trường. Ngày 8 / 7 / 1996, trên tờ “Nhật báo kinh tế”, bài báo với nhan đề “Nhãn hiệu hàng hoá Trung Quốc được bán với giá bao nhiêu tiền” đã nói đến tình trạng một số nhãn hiệu hàng hoá Trung Quốc rơi vào tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có những nhãn hiệu hàng hoá của Trung Quốc được bán với giá rất rẻ, thậm chí có những nhãn hiệu được bán mà không thông qua khâu đánh giá giá trị hoặc cho không. Tất cả những điều này khiến cho các

ngành công nghiệp dân tộc và các doanh nghiệp công hữu và tư nhân của Trung Quốc lâm vào thế rất bất lợi trong cạnh tranh.

4. Các nhà đầu tư nước ngoài khống chế kỹ thuật trong doanh nghiệp liên doanh doanh

Do quyền khống chế cổ phần nên các nhà đầu tư đã khống chế phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp. TNCs thường hướng sự phát triển của doanh nghiệp theo yêu cầu của công ty mẹ, tiến hành kinh doanh không biên giới. Doanh nghiệp liên doanh chỉ là một bộ phận trong mạng lưới chiến lược toàn cầu của họ và chỉ là một xưởng sản xuất sản phẩm trung gian. Các nhà đầu tư thường giảm đầu tư cho nghiên cứu, phát triển (R&D), làm yếu đi sức sáng tạo của các doanh nghiệp Trung Quốc. Không chỉ vậy, họ còn có điều kiện chuyển giao kỹ thuật tiên tiến hiện có hoặc đã phát triển của doanh nghiệp liên doanh đi nơi khác. Các nhà đầu tư còn hạn chế chuyển giao những kỹ thuật tiên tiến cho Trung Quốc, khống chế kỹ thuật của doanh nghiệp liên doanh, hạn chế khả năng học tập kỹ thuật của phía Trung Quốc khiến cho Trung Quốc không có cách nào đạt được mục đích cải tiến kỹ thuật. Đa số những kỹ thuật do FDI mang lại chỉ phù hợp với nhu cầu Trung Quốc, mà không có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm xuất khẩu được chủ yếu là do giá rẻ, tỷ giá hối đoái thấp.

Ở các ngành chế tạo đồ điện, máy móc, thiết bị điện tử thông tin, chế tạo nguyên liệu hoá học, sản phẩm hoá học, sản xuất ô tô, xe máy... tuy FDI có mang lại kỹ thuật nhưng phía nước ngoài quản lý rất chặt và rất ít chuyển nhượng kỹ thuật. Chẳng hạn, nhà máy liên doanh sản xuất ô tô số 2 Thần Long không cho nhân viên kỹ thuật Trung Quốc xem dù chỉ là một bản vẽ linh kiện đơn giản. Ở đây, mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia hùn vốn bằng kỹ thuật không phải để cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà nhằm chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc với lợi nhuận khổng lồ của thị trường này. Do vậy, nếu để Trung Quốc nắm được kỹ thuật thì họ không còn thị trường to lớn này nữa. Vì vậy, sau hơn 20 năm mở cửa, Trung Quốc tạo ra được rất ít ngành nghề mũi nhọn có khả năng đứng vững trên thị trường quốc tế.

5. Chưa thực sự coi trọng chất lượng của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong quá trình thu hút FDI, đã có thời gian Trung Quốc chỉ tập trung về số lượng FDI mà không quan tâm đến chất lượng của nó. Điều này gây không ít ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế trên nhiều mặt, trong đó đáng chú ý là:

- Kết cấu ngành nghề không hợp lý, mất cân đối nghiêm trọng. Trong 3 ngành lớn của nền kinh tế quốc dân, đầu tư vào nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trong khi các ngành khác chiếm tỷ trọng rất cao. Hơn thế nữa, trong công nghiệp, vốn đầu tư chủ yếu lại tập trung vào các ngành công nghiệp gia công, chế tạo như may mặc, giầy dép, điện tử sơ cấp... Đã có lúc, đầu tư nước ngoài vào những ngành này đạt đến độ bão hoà. Trong nhiều năm thu hút FDI theo hướng như vậy và đặc biệt là tỷ trọng vào ngành công nghiệp luôn cao song Trung Quốc chưa hề tạo ra một ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng đứng vững trên thị trường quốc tế. Về mặt này, Hàn Quốc thành công hơn Trung Quốc rất nhiều. Cũng bằng việc lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài, Hàn Quốc đã tạo ra những ngành công nghiệp mũi nhọn có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế như ngành công nghiệp ô tô, điện tử.

- Ô nhiễm môi trường sinh thái. Đây chính là hậu quả trực tiếp của việc coi nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường. Trong nhiều năm thu hút FDI, Trung Quốc đã tiếp nhận nhiều hạng mục gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Các hạng mục gây ô nhiễm chủ yếu là các ngành nhựa, cao su, ngành công nghiệp hoá chất (sơn dầu, thuốc sâu, thuốc tẩy...), in nhuộm, làm sạch, mạ điện, chế tạo giấy, đồ

hoá trang, chế biến thuốc, khoáng sản, năng lượng... Các hạng mục này chủ yếu do các nhà đầu tư của Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao đầu tư vào. Việc tiếp nhận các hạng mục gây ô nhiễm môi trường là một trong những biểu hiện xây dựng xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo đuổi số

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 35 - 39)