Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, lành mạnh hoá môi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 52 - 54)

III. VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM

2. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, lành mạnh hoá môi trường kinh tế vĩ mô

Khi nhà đầu tư bỏ vốn ra kinh doanh thì ổn định kinh tế và chính trị là vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc biệt là với những nền kinh tế mới chuyển đổi như Việt Nam và Trung Quốc. Chính trị có ổn định thì đời sống kinh tế xã hội trong nước mới có điều kiện phát triển.

Trong những năm vừa qua, nước ta dưới sự lãnh đạo thống nhất và xuyên suốt của một Đảng vẫn được dư luận thế giới đánh giá cao về sự ổn định của môi trường chính trị. Trong điều kiện thế giới gần đây có nhiều biến động, cuộc chiến của Mỹ với những nước chứa chấp khủng bố vẫn chưa đến hồi kết thì sự ổn định chính trị của nước ta là một lợi thế so sánh cần được tăng cường. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế theo hướng tích cực cũng là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của FDI. Môi trường kinh tế vĩ mô tốt cho đầu tư bao hàm sự lành mạnh về giá cả hàng hoá nguyên vật liệu, về giá trị đồng tiền và tỉ giá hối đoái, về hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, cơ chế tổ chức quản lý nền kinh tế.

Một trong những nội dung chính của tạo lập và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là ổn định tiền tệ. Việc sử dụng hệ thống công cụ này ở nước ta cho đến nay vẫn còn nhiều điểm phải sửa đổi bổ sung và hoàn chỉnh. Muốn vậy, chúng ta cần phải xác định quan điểm rõ ràng về hiểm hoạ lạm phát và biện pháp kiềm chế nó. Bên cạnh đó, cũng cần khắc phục những khó khăn trong việc phát triển nền kinh tế như: chênh lệch thu nhập, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề còn chậm chạp, sự nghèo nàn, xuống cấp của tài nguyên…để phát triển kinh tế thị trường và thiết lập một hệ thống thị trường đồng bộ. Muốn vậy, phải kiên trì đổi mới, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thực hiện cải cách nền

hành chính quốc gia, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá và sự vận động của thị trường chứng khoán.

Một nền kinh tế thị trường thực sự phát triển, có hệ thống thị trường đồng bộ, một môi trường chính trị ổn định sẽ là một nhân tố tích cực đối với việc tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam, góp phần thu hút nhiều hơn vốn FDI từ các nước phát triển.

3. Tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư

3.1. Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư “mềm”

Sức hút của mỗi quốc gia về lĩnh vực đầu tư trước hết thể hiện ở hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư của nước đó. Các nhà đầu tư khi đầu tư vào một nước sẽ quan tâm tới các vấn đề: tỉ lệ góp vốn ra sao, vấn đề thuê đất, tuyển dụng lao động, xuất nhập khẩu sản phẩm, máy móc, thuế... Tất cả những điều này đều được quy định cụ thể bằng các văn bản luật và dưới luật. Do vậy, nếu không có những văn bản hướng dẫn rõ ràng thì nhà đầu tư sẽ không biết được ý định của nước chủ nhà như thế nào cũng như mình nên tiến hành đầu tư ra sao. Vậy để có một môi trường pháp lý đầy đủ và đồng bộ, rõ ràng, cần tiến hành nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư theo hướng:

- Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh, đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ.

- Đa dạng hoá các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới, nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn, cho phép nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước; nghiên cứu mô hình kinh tế mở.

- Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước mở cửa hơn nữa thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia đầu tư ở Việt Nam; xây dựng cơ chế để doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được xây dựng, kinh doanh nhà ở và xây dựng; xây dựng kinh doanh phát triển khu đô thị mới, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ khoa học, công nghệ dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, từng b- ước mở rộng khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch.

- Tiếp tục thí điểm chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, tạo điều kiện cho doanh nghiệp này tham gia thị trường chứng khoán. Nghiên cứu sửa đổi các quy định về thời hạn đàm phán dự án BOT và quy tắc, thẩm quyền chỉ định nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài làm dự án BOT trong một số trường hợp cần thiết.

- Cụ thể hoá các quy định về việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước, thu hẹp danh mục hàng hoá không thuộc đối tượng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mua để mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích đầu tư:

Tiếp tục cải tạo hệ thống thuế cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sẵc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xây dựng chính sách thuế khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm, cho phép các dự án sản xuất nguyên liệu phụ trợ phục vụ hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi t- ương tự như các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Bảo hộ có thời hạn hợp lý và hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng.

3.2. Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư “cứng”

Cơ sở hạ tầng là một nhân tố hết sức quan trọng khi nhà đầu tư quyết định bỏ vốn của mình ra, bởi nó có liên quan trực tiếp đến hiệu quả thực hiện dự án. Thành công của Trung Quốc đã cho chúng ta thấy điều này. Bởi vậy, việc cần thiết hiện nay là xây dựng một quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cụ thể và hợp lý để có thể tận dụng các khoản vay ưu đãi từ các nhà tài trợ. Đồng thời, chính phủ cũng cần bố trí cơ cấu ngân sách hợp lý, dành nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông qua các hình thức BOT, BT, BTO, và đặc biệt dành nhiều ưu đãi về giá cả như dịch vụ điện nước, thông tin liên lạc và chi phí giải phóng mặt bằng nhiều hơn các lĩnh vực đầu tư khác.

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w