Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 48 - 49)

II. THỰC TRẠNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1 Về số dự án, vốn đầu tư và quy mô của dự án

4.Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoà

4.1. Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam

Cho tới nay, số vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện đạt trên 20 tỷ USD. Tính riêng thời kỳ 1996 - 2000, vốn đầu tư thực hiện đạt 12,8 tỷ USD, chiếm 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Luồng vốn đầu tư nước ngoài thuần tuý chiếm khoảng 8,6% GDP trong thập kỷ qua. Nguồn vốn này đã góp phần tích cực trong việc hình thành, mở rộng và hiện đại hoá các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: dầu khí, hoá dầu, bưu chính viễn thông, điện tử, ô tô, xe máy, hoá chất, phân bón, dệt may, giầy dép, chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, khách sạn du lịch. Năng lực tăng thêm của những ngành, lĩnh vực do đầu tư nước ngoài tạo ra đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, thay thế hàng nhập khẩu, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, tạo ra thế và lực mới cho phát triển kinh tế. Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên) được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả.

4.2. Duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mở rộng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh xuất khẩu Tính riêng thời kỳ 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng GDP của nền kinh tế. Khu vực đầu tư nước ngoài có tỷ lệ đóng góp trong GDP tăng dần và đạt khoảng 12,7% năm 2000. Tính đến hết năm 2000, tổng số nộp ngân sách nhà nước của khu vực đầu tư nước ngoài đạt hơn 1,8 tỷ USD. Năm 2001, khu vực này đóng góp cho ngân sách 373 triệu USD, đóng góp 13,3% GDP. Đầu tư nước ngoài cũng có tác dụng tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua luồng vốn chuyển vào Việt Nam và mở rộng thu ngoại tệ gián tiếp.

Bảng 10: Đóng góp của FDI đối với nền kinh tế

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Doanh thu (triệu USD) 2800 3900 4400 5200 7850 8200 Kim ngạch xuất khẩu (triệu

USD) 920 1790 1982 2590 3320 3600

Đóng góp GDP (%) 7,4 9,1 10 11,8 12,7 13,3 Nộp ngân sách (triệu USD) 263 315 317 271 324 373 Tốc độ tăng trưởng công nghiệp

(%) 21,7 23,2 23,3 20 18,6 12,1

Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và đạt trung bình khoảng 65%/năm trong thời kỳ 1991 - 2000. Tính riêng thời kỳ 1996 - 2000, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này đạt trên 10,6 tỷ USD, chiếm khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hoạt động xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế và nâng cao chất lượng của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

4.3. Tạo công ăn việc làm cho người lao động

Hoạt động đầu tư nước ngoài tạo việc làm cho khoảng hơn 430.000 lao động trực tiếp, trong đó có khoảng 6.000 cán bộ quản lý, 25.000 cán bộ kỹ thuật và hàng chục vạn công nhân lành nghề. Tuy nhiên, theo ước tính của Ngân hàng thế giới (World Bank), còn có khoảng 1 triệu lao động gián tiếp do khu vực này tạo ra như hoạt động thầu phụ, xây dựng. Đồng thời đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng và trình độ quản lý của đội ngũ lao động này.

4.4. Tiếp thu công nghệ hiện đại

Việt Nam bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế với xuất phát điểm rất thấp về mặt công nghệ. Sau khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài, nước ta đã nhận được một số kỹ thuật, công nghệ tiến bộ trong nhiều ngành kinh tế như: thông tin viễn thông, thăm dò khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy. Trong đó, có những ngành công nghệ có chất lượng cao và đạt mức tiên tiến của thế giới như: công nghệ trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông. Mặc dù phần lớn công nghệ chuyển giao vào nước ta là công nghệ trung bình của thế giới nhưng nó đã có tiến bộ rất nhiều so với những công nghệ đã có từ trước đó, và nếu không có FDI thì bản thân các doanh nghiệp trong nước khó có thể đạt được trong một thời gian ngắn như vậy. Đây thực sự là đóng góp quan trọng của FDI, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 48 - 49)