Tiến độ thực hiện vốn đầu tư của các dự án FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 47 - 48)

II. THỰC TRẠNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1 Về số dự án, vốn đầu tư và quy mô của dự án

3. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư của các dự án FDI tại Việt Nam

Đến hết năm 2001, có trên 550 dự án sau một thời gian triển khai sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã đề nghị cấp phép tăng vốn, mở rộng sản xuất. Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là 6.756 triệu USD (bằng 16,27% tổng vốn đăng ký và bằng 15,2% số dự án được cấp giấy phép). Tổng số vốn của các dự án hết thời hạn thực hiện hợp đồng là 296 triệu USD (bằng 0,712% tổng số vốn đăng ký). Số vốn thuộc các dự án đã giải thể là 9.284 triệu USD (bằng khoảng 22,3% tổng vốn đăng ký). Như vậy, tính đến hết năm 2001, trên lãnh thổ Việt Nam còn 38.712,8 triệu USD thuộc các dự án FDI còn hiệu lực.

Bảng 9: Tiến độ thực hiện vốn FDI của các dự án

Đơn vị: triệu USD Năm Vốn thực

hiện So với vốn đăng ký mới trong năm (%) Vốn nước ngoài Vốn trong nước

1991 478 37,49 432 46 1992 542 26,74 478 64 1993 1.097 42,37 871 226 1994 2.213 59,08 1.936 277 1995 2.761 41,79 2.363 398 1996 2.837 32,84 2.447 390 1997 3.032 62,53 2.768 264 1998 2.189 56,17 2.062 127 1999 1.933 123,36 1.758 175 2000 2.100 105,69 1.900 200 2001 2.300 94,42 2.100 200 Tổng 21.482 51,72 19.115 2.367

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam 2001 - 2002 Việt Nam và thế giới, trang 50.

Đến hết năm 2001, trong tổng số 3.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang còn hiệu lực hoạt động tại Việt Nam, đã có 1.393 (bằng 46,43% tổng số dự án còn hiệu lực) dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 783 dự án (32% số dự án còn hiệu lực) đang trong quá trình xây dựng cơ bản. Số dự án còn lại đang trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính hoặc chưa triển khai.

Đến hết năm 2001, tổng số vốn thực hiện bằng 51,72% tổng số vốn đăng ký. Cá biệt có những năm (1999 và 2000) số vốn thực hiện của dự án còn lớn hơn cả số vốn đăng ký được phê duyệt trong năm đó. Tuy nhiên, nếu so sánh số vốn thực hiện của từng năm với số vốn đăng ký còn lại (tổng vốn đăng ký từ trước trừ đi số vốn đã thực hiện) thì tỷ lệ vốn thực hiện diễn biến thiếu ổn định. Tỷ lệ này tăng nhanh từ 1988 đến 1997, sau đó giảm dần từ 1998 đến 1999, năm 2000, 2001 đã có biểu hiện của xu hướng tăng lên. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì một số nhà đầu tư khi lập dự án đã tính toán chưa thật sát với thực tế nên khi triển khai dự án họ gặp phải một số vấn đề phát sinh vượt cả khả năng tài chính cũng như các yếu tố điều kiện cho doanh nghiệp vận hành. Một số nhà đầu tư khác, mặc dù đã được cấp phép đầu tư nhưng không đủ khả năng tài chính, không huy động được vốn đúng như dự kiến, buộc phải triển khai thực hiện dự án chậm, có khi mất khả năng thực hiện.

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w