Chính sách hợp lý trong đa dạng hoá nguồn đầu tư

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 31 - 35)

II. NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG THU HÚT FDI Ở TRUNG QUỐC

3.Chính sách hợp lý trong đa dạng hoá nguồn đầu tư

3.1. Đối với Hoa kiều

Ngay từ khi thực hiện chính sách mở cửa, chính phủ Trung Quốc đã sớm nhận ra tiềm lực to lớn của bà con Hoa kiều. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 57 triệu Hoa kiều đang sinh sống tại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Ở bất cứ nơi nào, cộng đồng Hoa kiều cũng luôn chứng tỏ được vị trí và vai trò của mình trong xã hội.

Chẳng hạn theo số liệu thống kê, ở Đông Nam Á có khoảng 24 triệu người Hoa sinh sống nhưng họ chi phối tới 60% nền kinh tế trong vùng. Thái Lan có khoảng 3,5-5 triệu người Hoa nhưng họ chiếm tới 90% các tập đoàn tài phiệt ở nước này và chiếm tới 89% tổng kim ngạch trên thị trường cổ phiếu Băng Cốc. Ở Inđônêsia, người Hoa chiếm tới 73% trong tổng số 200 xí nghiệp lớn nhất nước. 10 tập đoàn lớn nhất nước này do người Hoa quản lý. Theo tin từ một tạp chí châu Mỹ, châu Á có 49 tỷ phú người Hoa trong đó 12 người sống ở Đài Loan, 10 người sống ở Hồng Kông, 9 người ở Thái Lan, 6 người ở Inđônêsia, 5 người ở Malaysia, 4 người ở Singapore và 3 người ở

Phillipine. Người giầu nhất là một trùm bảo hiểm và kinh doanh bất động sản ở Đài Loan với mức tài sản khổng lồ lên tới 5,4 tỷ USD.

Hoa kiều không chỉ mạnh về tiềm lực kinh tế mà còn rất thành đạt trong khoa học kỹ thuật. Riêng ở Mỹ, hiện có trên 100 nghìn chuyên gia, học giả người gốc Trung Quốc, chiếm 8% tổng số Hoa kiều sinh sống ở đây. Đến nay, đã có 4 người Hoa ở hải ngoại được tặng giải thưởng Nobel, riêng ở Mỹ đã có 3 người. Người Hoa dù ở Mỹ, Nhật hay Tây Âu cũng đều được coi là “kho nhân tài”, chiếm 1/2 tổng số chủ tịch các phân hội thuộc Hội Công trình cơ giới của Mỹ, 1/3 số kỹ sư cao cấp của hãng máy tính lớn nhất của Mỹ IBM, 12,5% tổng số người làm trong các ngành đòi hỏi tri thức cao như nghệ thuật, kiến trúc tại Nhật Bản.

Với sức mạnh kinh tế ngày càng được tăng cường và lực lượng nhân tài hùng hậu, Hoa kiều được các nước phương Tây coi như một đế quốc thực sự: một đế quốc không biên giới, không thủ đô, không quốc kỳ, một cường quốc kinh tế thứ tư ở Châu Á sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Chính bởi tiềm lực Hoa kiều mạnh như vậy nên Trung Quốc rất muốn tiếp cận với vốn, kỹ thuật và bí quyết sản xuất của họ, đặc biệt là sự hợp tác của Hoa kiều trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới. Người Hoa và Hoa kiều sẽ là những người trung gian tốt nhất để giúp Trung Quốc mở cửa ra bên ngoài, là cầu nối để Trung Quốc mở rộng thương mại, đầu tư với thế giới. Hơn thế nữa, thu hút đầu tư của Hoa kiều còn có những thuận lợi lớn mà chủ đầu tư khác không có được, đó là:

- Người Hoa ở hải ngoại có một đặc điểm nổi bật, đó là lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước sâu sắc đã gắn vào máu thịt của người dân và được truyền từ đời này sang đời khác. Bởi vậy, dù ở bất cứ đâu, họ luôn hướng về tổ quốc. Khi Trung Quốc mở cửa, người Hoa đầu tư ồ ạt vào Trung Quốc. Họ có thể dễ dàng chấp nhận thua lỗ trong đầu tư với nội địa, bởi họ luôn nghĩ rằng họ đóng góp giúp Tổ quốc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước hiện đại hóa.

- Người Hoa khi đầu tư về Trung Quốc có nhiều thuận lợi, họ có ngôn ngữ chung, có nền văn hoá chung. Đặc biệt mức độ hiểu biết về phong tục tập quán lễ nghi tôn giáo và đặc điểm tâm lý của người Trung Quốc của họ hơn hẳn các nhà đầu tư khác. Vì vậy, họ dễ dàng hợp tác với các nhà đầu tư trong nước, dễ khắc phục những trở ngại trong quá trình liên doanh liên kết.

Với những đặc điểm dân tộc, truyền thống văn hoá chung này, loại hình hợp tác đầu tư của người Hoa và Hoa kiều có tiềm lực rất lớn. Nhận thức được vai trò của đầu tư Hoa kiều đối với phát triển đất nước, từ cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp để thu hút đầu tư của Hoa kiều. Trung Quốc coi người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài là hậu duệ của Trung Quốc, coi người Hoa ở Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan là đồng bào, là máu mủ ruột thịt. Trung Quốc tuyên truyền giáo dục về văn hoá, truyền thống Trung Hoa cho cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài nhằm mục đích làm cho họ hướng về đất nước, vị trí của người Hoa sẽ được nâng cao khi Trung Quốc giầu mạnh và có uy tín trên trường quốc tế. Sự tuyên truyền này đã góp phần làm cho cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài được củng cố, gắn kết lại thành một khối.

Năm 1989, Trung Quốc đưa ra “Những quy định về việc khuyến khích đồng bào Đài Loan đầu tư”. Những năm sau đó, một loạt các quy định liên quan đến đầu tư của Hoa kiều đã ra đời, bao gồm “Những quy định về việc khuyến khích Hoa kiều và đồng bào Hồng Kông, Ma Cao đầu tư” (năm 1990), “Luật bảo vệ quyền lợi và lợi ích của quy kiều và kiều quyến” (năm 1990) và “Luật bảo hộ đầu tư của Đài Loan” (năm 1994).

Những chính sách khuyến khích đầu tư của Hoa kiều bao gồm:

+ Người đầu tư là Hoa kiều có thể đầu tư trong các tỉnh, các khu tự trị, thành phố trực thuộc, ĐKKT của Trung Quốc.

+ Có thể mở các doanh nghiệp “ba vốn”, triển khai mậu dịch bồi hoàn, mua cổ phiếu, chứng khoán doanh nghiệp.

+ Khích lệ các nhà đầu tư Hoa kiều mở các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, các doanh nghiệp kỹ thuật tiên tiến và có những ưu đãi tương ứng.

+ Có thể đầu tư bằng cách trao đổi tiền tệ tự do, các thiết bị máy móc hoặc các hiện vật khác. + Nhà nước Trung Quốc bảo vệ tài sản, quyền sở hữu công nghiệp, lợi nhuận thu được của các nhà đầu tư Hoa kiều. Các nhà đầu tư có thể chuyển nhượng, thừa kế theo luật pháp.

+ Nhà nước không thực hiện quốc hữu hoá, không trưng thu tài sản của các nhà đầu tư Hoa kiều. Khi thực hiện trưng thu đối với các doanh nghiệp đầu tư của Hoa kiều sẽ bồi thường tương ứng theo pháp luật.

+ Các doanh nghiệp Hoa kiều về nước đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi thuế: 2 năm đầu được miễn thuế, 3 năm sau giảm một nửa.

+ Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu các thiết bị máy móc, phương tiện xe cộ trong sản xuất và các thiết bị làm việc, mà doanh nghiệp cần trong tổng mức đầu tư của họ, cũng như các phương tiện giao thông và đồ dùng sinh hoạt với số lượng hợp lý cần thiết trong thời gian công tác, miễn nộp thuế quan nhập khẩu, thuế thống nhất công thương, miễn giấy phép nhập khẩu. + Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu nguyên vật liệu, nhiên liệu, linh kiện rời, linh kiện phụ kiện, linh kiện đồng bộ, sử dụng vào sản xuất, xuất khẩu sản phẩm được miễn thuế nhập khẩu, thuế công thương thống nhất, miễn giấy phép nhập khẩu. Nếu tiêu thụ các linh kiện này ở trong nước phải làm bổ sung các thủ tục nhập khẩu và bù thuế.

+ Có thể thế chấp tài sản doanh nghiệp đầu tư để vay vốn trong và ngoài nước. + Việc xác định thời hạn kinh doanh do Hội đồng quản trị hữu quan các bên bàn bạc. + Sản phẩm của doanh nghiệp được bán trên thị trường nội địa.

+ Có thể mời nhân viên kỹ thuật và quản lý từ nước ngoài.

+ Có thể uỷ thác cho bạn bè người thân làm đại diện cho họ. Có thể thành lập thương hội của đồng bào Hoa kiều.

+ Chính quyền các cấp trả lời giấy xin phép mở doanh nghiệp đầu tư của đồng bào Hoa kiều trong vòng 45 ngày.

+ Có thể mời trọng tài của Trung Quốc hoặc Hoa kiều giải quyết các vụ tranh chấp.

Với những chính sách trên, Trung quốc đã thu hút được những khoản đầu tư lớn của Hoa kiều. Từ năm 1979 đến năm 1993, đã có 44 tỷ USD của đồng bào Hoa kiều được đầu tư vào Trung Quốc, chiếm 80% số vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn đó. Trong đó, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan chiếm 65% tổng số vốn. Bên cạnh đó, lực lượng người Hoa ở các nước ASEAN cũng đầu tư khá lớn vào Trung Quốc. Họ chiếm khoảng 10 -15% vốn đầu tư trong đó nổi bật là đầu tư của Hoa kiều ở Singapore. Những năm tiếp theo, đầu tư của người Hoa ở nước ngoài không ngừng tăng lên về giá trị tuyệt đối tuy tỷ trọng trong tổng luồng FDI có giảm xuống do các nhà đầu tư khác đã để ý nhiều hơn đến thị trường Trung Quốc. Hiện nay, Hoa kiều chiếm trên 70% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trên 50% tổng số vốn FDI tại Trung Quốc.

3.2. Đối với các công ty xuyên quốc gia (Trans National corporations-TNCs)

Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) là các công ty được thành lập do vốn đóng góp của một nước và địa bàn hoạt động của nó được triển khai ở nhiều nước. TNCs đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 60.000 TNCs, trong đó 49.000 công ty thuộc các nước công nghiệp phát triển và 11.000 công ty thuộc các nước đang phát triển. Các công ty xuyên quốc gia có mạng lưới chân rết hoạt động rộng khắp thế giới với khoảng 500.000 công ty con ở nước ngoài. Doanh thu của các công ty con thường đạt mức 6.000 tỷ NDT/năm (bằng 120% so với tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp năm 1999 của toàn thế giới). Hơn 80% đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới là do các công ty xuyên quốc gia tiến hành, 90% kết quả nghiên cứu và triển khai kỹ thuật là thuộc các công ty xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia cũng là nguồn cung cấp vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu đối với các nước đang phát triển.

Từ đầu những năm 1990, nhận thức được thực tế là các nước công nghiệp phát triển dư thừa tiền vốn, có xu hướng chuyển vốn đầu tư sang các nước đang phát triển để chuyển giao những công nghệ đã phần nào lạc hậu và tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động tại chỗ rẻ, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp hợp lý để thu hút các TNCs. Với phương châm “Lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật”, “Lấy thị trường đổi lấy vốn”, “Lấy thị trường để phát triển”, Trung Quốc quyết định nhường một phần thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài để đổi lấy sự đầu tư lớn hơn nữa. Những chính sách mà Trung Quốc áp dụng để thu hút các TNCs bao gồm:

- Giảm dần chế độ ưu đãi, cung cấp đãi ngộ quốc dân cho các nhà đầu tư nước ngoài để họ tiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng và công bằng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các TNCs hơn là các ưu đãi về thuế. Bởi vì, cho dù Trung Quốc có cho họ hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập thì họ vẫn phải giao nộp cho nhà nước họ phần tiền thuế được thêm này theo luật thuế nước họ quy định. Như vậy, người thực tế được lợi không phải là các TNCs mà là các chính phủ của các công ty này. Đây là một đặc điểm rất riêng của TNCs. Hơn nữa với thực lực tiền vốn hùng hậu của mình họ hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được trong đầu tư.

- Các nhà đầu tư được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.

- Các quyền hợp pháp của các nhà đầu tư được bảo vệ. Lợi nhuận của họ được chuyển ra nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các doanh nghiệp chung vốn với TNCs được giao quyền độc lập và tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các tranh chấp kinh tế được giải quyết theo luật định. - Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư.

- Các nhà đầu tư được tiêu thụ một phần sản phẩm của mình trên thị trường Trung Quốc.

- Đầu tư của TNCs nhằm khai thác thị trường đã có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hệ thống thị trường trong nước. Do vậy, Trung Quốc đã chú ý tăng cường vai trò của chính phủ trong cơ chế thị trường. Nhà nước Trung Quốc đã thiết lập và phát triển hệ thống thị trường, đặt ra các quy tắc cạnh tranh công bằng và hợp lý làm giảm đi sự biến động của các loại thị trường.

- Phát triển thị trường các yếu tố sản xuất, phá vỡ sự chia cắt và bao vây giữa các ngành, các khu vực, hình thành thị trường lớn thống nhất, mở cửa, cạnh tranh có trật tự.

- Thiết lập cơ chế giá, chủ yếu do thị trường hình thành, nới lỏng giá dịch vụ và các mặt hàng có tính chất cạnh tranh. Xoá bỏ chế độ hai giá đối với tư liệu sản xuất, thị trường hoá giá cả các yếu tố sản xuất.

- Phát triển thị trường hàng hoá về tư liệu sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, các mặt hàng nông sản lớn, tạo ra mạng lưới thị trường hàng hoá kết hợp giữa lớn, vừa và nhỏ, cùng tồn tại nhiều hình thức kinh tế và phương pháp kinh doanh. Chống cạnh tranh không chính đáng như sản xuất tiêu thụ hàng giả, hàng kém phẩm chất.

- Phát triển hoàn thiện thị trường tiền tệ: phát triển trái phiếu, cổ phiếu, hình thành thị trường chứng khoán. Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm ở Thượng Hải, Thâm Quyến từ năm 1987, cho phép các ngân hàng nước ngoài vào tự do cạnh tranh, ngăn chặn các hoạt động tập hợp vốn trái phép.

- Từng bước hình thành thị trường lao động: coi trọng việc khai thác, lợi dụng và phân phối hợp lý nguồn nhân lực. Mở rộng và sắp xếp việc làm cho lao động thành thị, khuyến khích nhân công dư thừa ở nông thôn từng bước chuyển sang các ngành phi nông nghiệp và di chuyển có trật tự giữa các vùng. Vận dụng các biện pháp kinh tế để điều tiết cơ cấu việc làm.

- Phát triển thị trường nhà đất: thực hiện chế độ chuyển nhượng đất đai có bồi thường và có thời hạn. Thiết lập cơ chế giá về quyền sử dụng đất theo thị trường.

- Phát triển thị trường kỹ thuật và thông tin. Thực hiện chuyển nhượng thành quả kỹ thuật có bồi thường, thương nghiệp hoá và công nghiệp hoá các sản phẩm tin học.

Đặc biệt, sự tăng trưởng kinh tế hiện nay, chủ yếu được quyết định ở nguồn vốn và nhân lực có tính sáng tạo. Do vậy vai trò của chính phủ là điều tiết chính sách khai thác hai loại nguồn vốn này trong việc thu hút FDI. Chính phủ đưa ra các loại dịch vụ ngân hàng, tiền tệ và tăng cường quản lý, giám sát chúng. Đồng thời Chính phủ cũng tăng cường bảo hộ quyền tài sản về chất xám, đẩy mạnh kế hoạch đào tạo, cung cấp nhân tài có tính kỹ năng đặc biệt cho việc đầu tư của TNCs cần đến. Chính phủ còn sử dụng các xí nghiệp trong nước, những đơn vị đã hoặc đang có trình độ kỹ thuật và quản lý tốt, thực hiện một số khâu trong dây chuyền sản xuất của TNCs để sản xuất thí điểm một số loại sản phẩm do TNCs nghiên cứu, phát triển, sau đó giao lại cho các xí nghiệp này hoàn thiện để xuất khẩu. Điều chỉnh trọng tâm việc hỗ trợ phát triển cho các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu với mục tiêu 60% sản phẩm dành cho xuất khẩu. Ngoài ra, chính phủ còn giải quyết tốt khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu để TNCs có thể áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Với những khuyến khích trên, hiện nay trong số 500 TNCs đứng đầu thế giới đã có khoảng 400 TNCs đầu tư vào Trung Quốc. Các công ty này mang tới Trung Quốc những hạng mục thuộc loại hình lớn, kỹ thuật cao, cách quản lý khoa học, hiệu quả kinh doanh tốt. Nó có tác dụng rất lớn đối

Một phần của tài liệu đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam'''' (Trang 31 - 35)