I. Sản phẩm du lịch và các chủ trơng phát triển du lịch
b. Doanh thu về du lịch và thu nhập của xã hội từ du lịch
Theo các số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam thì năm 1995 tính trung bình một khách du lịch quốc tế chi tiêu mỗi ngày ở Việt Nam là 75USD; khách du lịch nội địa chi tiêu cho một chuyến đi là 300 nghìn đồng, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam: 65% cho lu trú và ăn uống (ở Xinh-ga-po là 35,6%; Thái Lan là 38,5%; Trung Quốc 32%), 10% cho vận chuyển đi lại (ở Xinh-ga-po 5,1%, Thái Lan 13,3%, Trung Quốc 11,3%), 15% mua sắm hàng lu niệm và 10% cho các dịch vụ khác (hai khoản chi này ở Xinh- ga-po là 5,1%; Thái Lan 48,2%, Trung Quốc 56,7%).
Năm 1995 thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 9.000 tỷ đồng (800 triệu USD) tăng 2600 tỷ đồng so với năm 1994; Riêng thu nhập xã hội từ du lịch quốc tế (khách nớc ngoài đem tiền vào Việt Nam để chi tiêu) đạt khoảng 7.100 tỷ đồng (khoảng 650 triệu USD) đạt tốc độ tăng trởng 35%. Năm 2002 thu nhập từ du lịch đạt 21 630 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với năm 2001 là 20 500 tỷ đồng.
Nếu xem xét trên góc độ tổng thể thu nhập ngành du lịch hiện nay, thì rõ ràng không thua kém những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nh: lúa, gạo, hàng may mặc, giầy dép. Hơn nữa, du lịch ở nớc ta lại là một ngành còn rất non trẻ, trong khi nông nghiệp, thủ công nghiệp là những ngành kinh tế truyền thống có từ lâu đời. Điều đó chứng tỏ rằng, tiềm năng du lịch Việt Nam rất phong phú và một khi có đờng lối phát triển và cơ chế chính sách về du lịch thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong và ngoài nớc thì tiềm năng đó đợc chuyển nhanh thành hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ở nớc ta, và từng bớc thực hiện đợc các yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam.