Nhân lực phục vụ phát triển ngành du lịch

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 (Trang 38 - 39)

II. Thực trạng của ngành du lịch 1 Hiện trạng các cơ sở lu trú

2. Nhân lực phục vụ phát triển ngành du lịch

2.1. Số lợng lao động

Lao động phục vụ du lịch có một vị trí rất quan trọng, nó ảnh hởng đến chất lợng sản phẩm dịch vụ du lịch, đến ấn tợng về đất nớc, văn hoá và con ngời Việt Nam, ảnh hởng đến hiệu quả kinh doanh cũng nh khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch. Mặc dù là một ngành kinh tế mới phát triển song du lịch đã thu hút đợc một lực lợng lao động rất lớn.

Theo thống kê (Báo cáo của Tổng cục Du lịch về Kết quả 4 năm triển khai Pháp lệnh Du lịch, ngày 03/01/2003), năm 1991 cả nớc có trên 20 nghìn lao động trực tiếp trong du lịch, đến năm 2001 đã tăng lên 150 nghìn; lao động gián tiếp ớc khoảng 330 nghìn.

2.2. Chất lợng lao động

Trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ, nhân viên làm du lịch nớc ta đã có bớc trởng thành cả về số lợng và chất lợng. Tuy nhiên, trớc yêu cầu công việc ngày càng lớn, đặc biệt là trớc xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá của hoạt động du

lịch ngày càng nhanh, sự hội nhập ngày càng tăng với du lịch trong vùng và thế giới sự đuối tầm của cán bộ quản lý kinh doanh đã bộc lộ ngày một rõ.

Vẫn theo báo cáo trên, trong số lao động trực tiếp của ngành du lịch, chỉ có 7% đạt trình độ đại học, số lao động đợc đào tạo qua trờng dạy nghề cũng còn rất thấp. Năng suất lao động trong ngành cha cao bắt nguồn từ nguyên nhân chính là trình độ tổ chức và chuyên môn yếu kém của đội ngũ cán bộ và nhân viên trong ngành du lịch.

Hiện nay ở nớc ta có 24 trờng trung học và trung tâm đào tạo nghề cho ngành du lịch và khoảng 22 trờng đại học, cao đẳng tham gia đào tạo cán bộ cho ngành này ở trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Qui mô đào tạo này sẽ bổ sung hàng năm khoảng 3 - 5 ngàn lao động cho ngành du lịch. Trong quá trình đáp ứng nhu cầu lao động cho ngành du lịch, mặc dù qui mô đào tạo đã có những tăng trởng và đáp ứng một cách khá năng động trong những năm vừa qua, song vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm nh: số lợng lao động đợc đào tạo có tăng trong những năm qua nhng chất lợng cha đáp ứng đợc nhu cầu thực tế. Nguyên nhân là do chất lợng đào tạo cha cao, quá trình đào tạo cha gắn liền với thực tế, kỹ năng và kiến thức còn yếu; cơ cấu đầu ra cha thực sự phù hợp. Các nghề nghiệp cụ thể cũng cha phù hợp về cơ cấu, một số lĩnh vực còn yếu nh: Phần lớn hớng dẫn viên du lịch không phải là những ngời đợc đào tạo chuyên ngành về du lịch mà thờng là đợc đào tạo từ các trờng ngoại ngữ. Trong khi đó, không ít cán bộ và nhân viên quản lý trong ngành du lịch có trình độ về ngoại không đủ để làm việc.

Trình độ ngoại ngữ thấp, sự thiếu hiểu biết pháp luật quốc tế, và sự thiếu hụt nhiều kiến thức khác đã hạn chế sự giao tiếp và chất lợng phục vụ khách, cản trở sự đàm phán đối với các đối tác nớc ngoài đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ngành du lịch Việt Nam cũng đang rất thiếu các chuyên gia, những nhà khoa học nghiên cứu về chiến lợc dài hạn, những cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp giỏi.

Một phần của tài liệu Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 (Trang 38 - 39)