Kể từ năm 1970, đã có 3,3 triệu người thiệt mạng do thiên tai, thảm họa, tương đương khoảng 82.500 người một năm. Con số này biến động mạnh qua nhiều năm và không thể hiện xu hướng theo thời gian. Trong bốn nhóm thiên tai (động đất, hạn hán, lũ lụt và mưa bão) thì hạn hán gây thiệt hại về người nhiều nhất, tác động đến các nước nghèo theo mức độ khác nhau. Chỉ riêng các đợt hạn hán ở Châu Phi cũng làm chết gần 1 triệu người. Có thể nói, các nước nghèo đang phải chịu những thiệt hại về người nặng nề nhất do thảm họa gây ra (Bản đồ 1).
Mặc dù số người thiệt mạng có thể tránh được, song xu hướng tỷ lệ tử vong gia tăng không rõ ràng đã phần nào cho thấy bức tranh bớt ảm đạm hơn so với lần đầu xuất hiện: khả năng tiếp xúc thiên tai (đối với tổng dân số và dân thành thị ở nước nghèo) đang tăng lên nhanh chóng, nhưng nếu xét theo quy mô dân số thì tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ công tác phòng ngừa phần nào đã có hiệu quả.
Dù không đầy đủ và toàn diện như dữ liệu về số người thiệt mạng, nhưng tổng thiệt hại do thảm họa từ năm 1970 đến năm 2008 ước tính là 2.300 tỷ đô la Mỹ (theo giá trị đô la Mỹ năm 2008), tương đương 0,23% sản lượng tích lũy của thế giới. Mức độ biến động về thiệt hại tăng lên tuy không đáng kể song cũng rõ rệt ngay cả khi điều chỉnh theo lạm phát. Các loại thảm họa khác nhau sẽ gây ra mức độ thiệt hại khác nhau, trong đó động đất, mưa bão gây thiệt hại nhiều nhất. Tại các quốc gia có mức thu
Bản đồ 1 Số người thiệt mạng giảm ở Châu Á và Châu Mỹ, song tăng ở Châu Phi
Lưu ý: Các khu vực thể hiện tổng người tử vong do thảm họa từ 1970 đến 2010 (tháng 2)
Nguồn: Tính toán của Ngân hàng thế giới theo EM-DAT/CRED.
0 - 5,0005,001 - 20,000 5,001 - 20,000
Source: World Bank staff based on EMDAT/CRED data. Reference projection: Plate Carree
20,001 - 80,00080,001 - 320,000 80,001 - 320,000 320,001 - 640,000 Total killed:
Figure 1.9: Total Number of People Killed by Disasters (1970-2008)
IBRD 37866
Tổng quan 13
nhập trung bình, mức độ thiệt hại là lớn nhất. Một lần nữa, các dữ liệu cho thấy công tác phòng ngừa phần nào đã có hiệu quả: nếu tính thiệt hại theo GDP (toàn cầu hoặc theo quốc gia), xu hướng nhìn chung là giảm.
Ngay cả khi tính theo quy mô sản lượng, mức độ thiệt hại của nước nghèo, không có nhiều tài sản, cũng rất thấp. Công tác phòng ngừa ở các nước giàu (có nhiều nguồn vốn) tỏ ra có hiệu quả. Còn tại các nước thu nhập trung bình, mức độ thiệt lại là lớn nhất (Bản đồ 2). Điều này giải thích tại sao con số thiệt hại tuyệt đối lại tăng lên.
Khi tốc độ đô thị hóa và tốc độ phát triển ngày càng tăng, thì các tổ chức, thể chế hoạt động trong lĩnh vực phòng ngừa thảm họa lại phát triển chậm hơn so với tốc độ gia tăng tài sản. Nhưng điều này không phải là bất di bất dịch, bởi lẽ ngay cả các nước nghèo cũng có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, và càng ngày sẽ càng có nhiều nước phải đứng trước thách thức này.