Các biện pháp phòng ngừa của cá nhân

Một phần của tài liệu Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên (Trang 33 - 34)

Trong nhiều trường hợp, khung phân tích các biện pháp phòng ngừa, bảo hiểm và ứng phó rất hữu ích, vì vậy, báo cáo này được cấu trúc theo khung phân tích trên, có phân biệt lựa chọn cá nhân với quyết định tập thể (ở các cấp độ khác nhau của chính phủ). Người dân sẽ quyết định phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đến đâu (tự giác hoặc theo mặc định), mua bảo hiểm đến mức nào và chấp nhận chịu bao nhiêu rủi ro khi ứng phó. Vậy công tác phòng ngừa của cá nhân có đầy đủ và hiệu quả không?

Chừng nào lợi ích dự kiến (tránh được tổn thất, mất mát) cao hơn chi phí theo hạn mức ngân sách, thì lúc đó người dân sẽ thực hiện việc phòng ngừa (Hình 7). Tuy nhiên, không ai giống ai và mỗi người đều có lựa chọn riêng. Sự khác biệt này không nhất thiết có nghĩa là một số lựa chọn là sai lầm. Điều đáng mừng là rất nhiều biện pháp phòng ngừa dường như cũng rất hợp lý. Có thể liệt kê một số biện pháp phòng ngừa phổ biến, chẳng hạn như nâng cao nền nhà ở khu vực vùng lũ ở Jakarta, hoặc tăng cường khả năng chống gió và mưa của hệ thống cửa sổ và cửa ra vào ở quần đảo Canary. Tỷ lệ hoàn vốn của các biện pháp này cho thấy một số, chứ không phải tất cả biện pháp, là đảm bảo.

Lựa chọn của một người có thể làm người khác khó hiểu: nhiều người, kể cả người nghèo ở Bangladesh hay người giàu sống dọc theo bờ biển Floria đều chọn sống trong khu vực có nguy cơ bị thảm họa. Các lý thuyết và kết quả thực nghiệm gần đây cho thấy, đôi khi người ta hiểu nhầm khái niệm rủi ro và không phải lúc nào cũng có thể hành động tốt nhất vì quyền lợi của chính mình. Nhưng họ cũng có những lý do đời thường hơn, như phải đánh đổi để sống gần nơi làm việc và tiếp cận được các tiện nghi như giao thông công cộng trong điều kiện ngân sách hạn chế.

Sống tại những nơi có rủi ro cao hơn thì chi phí sinh hoạt sẽ rẻ hơn và người dân có thể chi trả các khoản khác (thực phẩm, học phí cho con cái). Do đó, người nghèo phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn. Chúng ta có thể xây dựng các công trình có kết cấu an toàn hơn tại các khu vực nguy hiểm (trên sườn đồi, trong vùng địa chấn) với điều kiện phải có đầy đủ sự quan tâm, kiến thức và nguồn lực. Nhưng khi quyền sở hữu tài sản của một người không được đảm bảo thì khả năng bị tịch thu nhà hoặc nhà bị phá hủy sẽ triệt tiêu động lực đầu tư vào các công trình có kết cấu an toàn. Một nghiên cứu trên 1,2 triệu chủ sở hữu đất thực hiện vào năm 1996 tại Peru phát hiện ra rằng, trong vòng bốn năm, các hoạt động sửa sang nhà cửa tăng 68% và điều này có mối liên hệ với việc sở hữu đất.

Thiếu tính đảm bảo trong sở hữu đất đai không phải là trở ngại duy nhất ngăn cản việc xây dựng nhà cửa chắc chắn, mà còn nhiều yếu tố khác như kiểm soát tiền thuê nhà hoặc các quy định tương tự cũng làm các chủ đất không mặn mà với việc duy tu bảo dưỡng tòa nhà. Có thể lấy ví dụ chi tiết về tình hình ở Mumbai, Ấn Độ. Ở Mumbai, các tòa nhà không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, nên đã bị sập trong trận bão nghiêm trọng, làm người dân cư ngụ ở đây bị thiệt mạng. Trong nhiều thập kỷ

18 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

qua, Mumbai đã thực hiện chính sách kiểm soát tiền thuê nhà và bóp méo thuế, gây ra sự tích lũy hàng loạt những tác động xấu. Theo quy định, các tòa nhà chỉ được xây cao vài tầng, cản trở việc tập trung phát triển, và gây tác hại đến các ngành, lĩnh vực xây dựng trên mảnh đất đó, vốn có thể được đưa vào sử dụng tốt hơn. Những chính sách như vậy cũng góp phần làm gia tăng sự khan hiếm nhà ở chất lượng, gia tăng lượng dân nghèo sống trong các khu phố ổ chuột, không an toàn, mọc lên như nấm trong và xung quanh các thành phố đang phát triển. Những chính sách này khiến cho thành phố thất thu thuế, do đó, không thể xây dựng được những cơ sở hạ tầng cần thiết, hoặc xây dựng với chất lượng kém.

Ngoài ra, kết cấu nhà cũng kém chất lượng vì người dân không phải lúc nào cũng biết những nguy cơ mà họ phải đối mặt hoặc cần làm những gì để xây dựng tốt. Nghiên cứu danh mục chi tiêu của các tài khoản chi tiết ở Ý, Pakistan và Sri Lanka đã cho thấy, cải thiện những thông lệ về xây dựng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thông tin (về các hiểm họa và cách thức xây dựng công trình tốt hơn) và nâng cao vai trò hiện vẫn còn hạn chế của các tiêu chuẩn xây dựng đang là những thách thức lớn.

Sau thảm họa, người ta thường kêu gọi phải đưa ra các tiêu chuẩn ngành xây dựng chặt chẽ hơn và đặc biệt là phải thực hiện nghiêm ngặt hơn. Nhưng tình hình sẽ không mấy được cải thiện nếu các chủ sở hữu tư nhân và các nhà thầu xây dựng coi những tiêu chuẩn này như là một trở ngại cần phải vượt qua, hoặc nếu các quan chức chính phủ tham nhũng hoặc tự bằng lòng với tình hình hiện tại và cho rằng không cần làm gì cả. Giống như các quy định, tiêu chuẩn cũng dễ bị các nhóm lợi ích tác động (ví dụ, năm 1933, California lần đầu tiên xây dựng tiêu chuẩn xây dựng nhằm hạn chế sử dụng thép để bảo vệ lợi ích của những người thợ xây gạch, mặc dù biết rằng, nếu không được gia cố, kết cấu gạch sẽ rất dễ bị ảnh hưởng ở các khu vực địa chấn). Các tiêu chuẩn sẽ vận hành có hiệu quả thông qua “các thể chế” và là một trong những bánh răng của hệ thống tổ hợp các thông lệ tốt hơn trong ngành xây dựng. Các tiêu chuẩn này sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi cung cấp các thông tin chính xác và dễ tiếp cận về rủi ro hiểm họa và tính chất của các loại vật liệu xây dựng mới, hoặc khi có động lực xây dựng kết cấu trúc bền vững (ví dụ, khi chủ sở hữu tư nhân có quyền sở hữu rõ ràng). Các thông lệ tốt trong ngành xây dựng vẫn có thể được khuyến khích ngay cả khi không có tiêu chuẩn, như trường hợp xây dựng lại sau khi xảy ra động đất năm 2005 ở vùng sâu vùng xa miền núi Pakistan.

Một phần của tài liệu Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)