Bảo hiểm và ứng phó

Một phần của tài liệu Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên (Trang 37 - 39)

Người ta không áp dụng các biện pháp phòng ngừa để loại bỏ mọi rủi ro, và họ cũng không thể làm được điều đó. Bảo hiểm và các biện pháp khác (vay, thiết lập các quỹ dự phòng, kiều hối) sẽ giúp “giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng” khi thảm họa diễn ra. Nhưng các biện pháp này, mặc dù được thiết kế và thực hiện trước và sau tình huống, cũng ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và chịu ảnh hưởng bởi quan điểm trên.

Bảo hiểm góp phần chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận. Rõ ràng, bảo hiểm cũng giúp cá nhân có thêm nhiều sự lựa chọn, do đó, đảm bảo được phúc lợi. Song nếu mức phí bảo hiểm không thể hiện được rủi ro và các biện pháp phòng ngừa mà một cá nhân có thể thực hiện thì việc giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng cũng làm giảm các động cơ để phòng ngừa rủi ro. Phí bảo hiểm cũng phải bao gồm các chi phí hành chính, tiếp thị và theo dõi, giám sát khác. Nếu mức phí bảo hiểm quá cao, nhiều người sẽ không tham gia bảo hiểm, do vậy, bảo hiểm thương mại chỉ phát triển đối với một số rủi ro- và ở thị trường các nước có đủ khách hàng. Ngoài ra, bảo hiểm có giới hạn (loại bảo hiểm xác định trước số tiền thanh toán mà không cần phải xác định chắc chắn về sự cố bảo hiểm) cũng phần nào làm giảm chi phí giám sát. Tuy nhiên, khách hàng của các loại bảo hiểm trên ở các nước đang phát triển không nhiều một phần do thiếu các dữ liệu chi tiết về các tần số và cường độ của các mối nguy hiểm và tài sản có nguy cơ tiếp xúc rủi ro.

Trong bảo hiểm, chính phủ đóng vai trò là nhà quản lý, nhà cung cấp (như ở nhiều nước), hoặc là người tái bảo hiểm. Chắc chắn vai trò này sẽ mang tính chính trị. Kết quả là chính phủ, hoặc rất nỗ lực để giảm phí bảo hiểm thông qua trợ cấp (như bảo hiểm lũ lụt tại Hoa Kỳ), hoặc ngược lại, ưu đãi cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách duy trì mức phí cao hoặc

22 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

hạn chế cạnh tranh. Mức phí bảo hiểm không phù hợp sẽ dẫn đến có tác dụng phụ mà sau này khó có thể khắc phục được: phí bảo hiểm quá thấp không thể khuyến khích xây dựng, tái thiết tại các khu vực dễ xảy ra nguy hiểm (các khu nhà nghỉ ở Florida).

Chính phủ có nên mua bảo hiểm phòng chống thiên tai hay không không phải là vấn đề rõ ràng như người ta nghĩ: phương án thay thế là thiết lập các quỹ dự trữ hoặc đi vay để có kinh phí cho các hoạt động sau thảm họa. Chính phủ nhiều nước đã rơi vào tình trạng nợ và thậm chí cả những nước nợ ít cũng có thể gặp khó khăn khi vay mượn lúc cần nhất. Trong khi người dân sợ rủi ro, thì một số chính phủ lại có lý do hợp lý để thay mặt người dân đóng vai trò trung lập với rủi ro. Một thực thể trung lập với rủi ro sẽ chỉ mua bảo hiểm nếu phí bảo hiểm thấp hơn xác suất rủi ro nhân với tổn thất dự kiến (mà không còn gì để trang trải chi phí của bên bảo hiểm). Lập luận này phản đối việc chính phủ mua bảo hiểm thương mại. Nhưng nếu một thảm họa có quy mô tương đương với quy mô của một nền kinh tế (như trong vùng biển Caribê, nơi mà chưa biết hòn đảo nào sẽ chịu thiên tai), thì nó có thể làm cho một số chính phủ lo ngại rủi ro và lúc này, bảo hiểm lại phát huy tác dụng.

Trong những tình huống như vậy, Tổ chức bảo hiểm rủi ro thiên tai Caribê, nơi tổng hợp các rủi ro thiên tai theo khu vực, sẽ góp phần hỗ trợ các nước mua bảo hiểm với mức phí hợp lý hơn. Mức giá mà các công ty bảo hiểm đề nghị có thể khác mức giá trên thị trường vốn. Nếu thực hiện phép so sánh giá cả như vậy, một nước có thể tiết kiệm được nhiều, như trường hợp của Mexico khi phát hành trái phiếu thảm họa. Khoản vay rút vốn trả chậm cho rủi ro thảm họa của Ngân hàng Thế giới là một khoản vay cho phép nhanh chóng giải ngân, có tính thanh khoản ngay tức thì nếu và khi nước đi vay tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Đối với những gì không thể phòng ngừa hoặc bảo hiểm, thì phải chấp nhận ứng phó. Trong nhiều thế kỷ qua, hàng hoạt các cơ chế ứng phó (“bảo hiểm phi chính thức” khác với bảo hiểm trên thị trường) đã được xây dựng. Nhiều biện pháp là theo truyền thống và thói quen. Người dân và cộng đồng dân cư sinh sống ở nước ngoài thường trực tiếp gửi tiền về cho người thân. Các khoản kiều hối này thường tăng mạnh sau thảm họa, ngay cả khi phương tiện truyền thông không đưa tin. Các quỹ tổ chức cũng nhanh chóng đến nơi xảy ra thảm họa để giúp người dân đối phó.

Người dân thường dùng kiều hối để mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền, song cũng có người sử dụng để cải thiện chất lượng nhà ở. Tùy từng trường hợp cụ thể, nhưng làm nhà chắc chắn hơn có thể được coi là một biện pháp phòng ngừa. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, 13 năm sau trận động đất Gediz năm 1970, các ngôi nhà có kết cấu bê tông cốt thép kém chất lượng chỉ còn lác đác khắp vùng tái thiết. Có được điều này chủ yếu nhờ người thân gia đình các nạn nhân bên Đức hỗ trợ tài chính. Rõ ràng, những thông lệ xây dựng tốt để đảm bảo tính an toàn của các công trình như vậy là rất cần thiết. Nhưng không phải tất cả những người cần giúp đỡ đều nhận được kiều hối. Vì vậy, đôi khi, chính phủ có thể dỡ bỏ những rào cản đối với dòng tiền này (kiểm soát các dòng vốn, tỷ giá kép). Kiều hối tư nhân

cũng góp phần phát triển các cơ sở ngân hàng và chuyển tiền nhằm tăng cường quan hệ thương mại của một khu vực với các vùng khác của đất nước và trên thế giới.

Trong công tác phòng ngừa, viện trợ cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng nó có thể là con dao hai lưỡi: trong khi một số viện trợ được đảm bảo thì nó cũng có thể làm tăng tình trạng tiến thoái lưỡng nan như trường hợp của Samaritan. Một số nhà quan sát ghi nhận rằng các chương trình tài trợ có thể triệt tiêu động lực— ví dụ, viện trợ có thể làm một nước mất động lực cung cấp mạng lưới các biện pháp an toàn của chính mình. Như trường hợp của Nicaragua, nước này đã không còn theo đuổi, phát triển một chương trình xác lập chỉ tiêu thời tiết sau khi được định giá trên thị trường tái bảo hiểm toàn cầu: nước này trích dẫn viện trợ quốc tế sau cơn bão Mitch năm 1998 như là một chỉ báo về các phương án thay thế có thể tin cậy được. Đã có một số bằng chứng rõ ràng, tuy không phải là mới, cho thấy cứu trợ sau thiên tai làm giảm nỗ lực phòng ngừa. Mặc dù, có thể không công bằng khi chỉ đổ lỗi cho các nước đã sao lãng phòng ngừa: như trường hợp của Mozambique khi có dự đoán về các trận lũ lớn vào năm 2002, nước này đã yêu cầu các nhà tài trợ cung cấp 2,7 triệu đô la để phòng ngừa, song chỉ nhận được một nửa số này, trong khi lại nhận được 100 triệu đô la Mỹ viện trợ khẩn cấp sau lũ lụt cùng cam kết tài trợ 450 triệu đô để phục hồi và tái thiết.

Tuy nhiên, các cộng đồng năng động lại sử dụng tốt nguồn viện trợ. Các bài học chính cho các nhà tài trợ là phải nhận thức được hành động của họ sẽ có những tác động tiêu cực tiềm ẩn nào. Chính phủ các nước tiếp nhận viện trợ có thể đóng vai trò rất lớn trong việc ngăn ngừa lãng phí do hậu quả của dòng vốn viện trợ đột ngột đổ vào mà không có sự phối hợp hiệu quả hoặc viện trợ bằng hiện vật không phù hợp.

Một phần của tài liệu Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên (Trang 37 - 39)