Các biện pháp phòng ngừa của chính phủ

Một phần của tài liệu Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên (Trang 34 - 37)

Chính phủ các nước có thể góp phần phòng ngừa hiệu quả với điều kiện phải có quyết tâm và nỗ lực cao. Tuy nhiên, xác định được phải dành bao nhiêu ngân sách cho phòng ngừa là điều rất khó, bởi lẽ đây không phải là một khoản chi ngân sách cụ thể.

Tổng quan 19

Phân tích chi tiết trường hợp của Colombia, Indonesia, Mexico và Nepal cho thấy chi cho công tác phòng ngừa ít hơn chi sau thảm họa, trừ trường hợp của Colombia (Hình 8). Nhưng điều này không có nghĩa rằng khoản chi này là “quá ít” bởi lẽ cũng rất khó tách riêng được hoạt động nào thuộc công tác phòng ngừa. Thậm chí, xác định được đầy đủ khoản chi này còn khó hơn.

Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thường nằm ẩn trong các khoản chi tiêu khác (như làm bờ kè trong xây dựng cơ sở hạ tầng). Cũng có những tín hiệu cho thấy công tác duy tu đã được quan tâm hơn trước đây (sơn cầu để giảm ôxy hóa và các hậu quả sau đó). Hơn nữa, đầu tư vào tài sản vô hình (kiểm tra các kết cấu kém chất lượng) cũng đem lại nhiều lợi ích. Vì vậy, tại sao điều này không xảy ra và ai là người quyết định chi tiêu chính phủ? Một số cho rằng đó là do các chính trị gia thiển cận.

Hình 8 Chi phí sau thảm họa biến động nhiều hơn chi phí trước thảm họa

Nguồn: de la Fuente 2009. 350 2,000 1,800 1,600 1,400 1,200 1,000 800 600 400 200 0 300 250 200 150 100 50 0 Colombia Mexico 2004 2005 2006 2007 1998 2000 2002 2004 2006 2008

Chi tiêu (triệu đô la Mỹ) Chi tiêu (triệu đô la Mỹ)

Chi trước thảm họa Chi sau thảm họa

3530 30 25 20 15 10 5 0

Chi tiêu (triệu đô la Mỹ)

1,6001,400 1,400 1,200 1,000 800 600 400 200 0

Chi tiêu (triệu đô la Mỹ)

Nepal Indonesia

20 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Tuy nhiên, như các cuộc cạnh tranh khác, cạnh tranh trên chính trường để giành phiếu bầu có nghĩa là sẽ phải cung cấp những gì công chúng muốn. Tại Hoa Kỳ, các cử tri ủng hộ chi tiêu cứu trợ hơn là phòng ngừa, khiến một số người kết luận rằng, chính cử tri (chứ không phải các chính trị gia) hoặc là thiển cận hoặc đã hiểu nhầm về rủi ro nguy hiểm. Những phát hiện này cũng phù hợp với các cử tri có tầm nhìn xa, những người nghi ngờ (có thể chính đáng) về khả năng các chính trị gia có thể “tổ chức phòng ngừa hiệu quả”.

Chính phủ các nước đang đứng trước một thách thức là làm sao đảm bảo chi tiêu cho công tác phòng ngừa có hiệu quả. Phân tích chi phí-lợi ích là một công cụ hữu ích nhưng cần phải được sử dụng cẩn thận. Lợi ích của công tác phòng ngừa có thể bị giảm nếu không lượng giá được mạng sống con người. Tuy vậy, việc lượng giá này lại liên quan đến nhiều vấn đề luân thường đạo lý. Hầu hết các khoản chi tiêu chính phủ, đặc biệt là cho phòng ngừa thường mang hàm ý phân bổ lợi ích: ví dụ, xây dựng một con đập sẽ có thể bảo vệ được nhóm người này nhưng lại tăng nguy cơ lũ cho nhóm người khác. Vì vậy, phân tích chi phí-lợi ích phải tính đến trọng số ẩn. Dù rõ ràng, có thể thay đổi được các trọng số, nhưng các quan chức lại thiếu thẩm quyền đạo đức để tự quyết định. Những quyết định như vậy cần phải có sự đồng thuận chính trị, mà chỉ ở các nước có tổ chức thể chế tốt mới đạt được.

Chúng ta có thể coi phân tích chi phí-lợi ích như là một bộ lọc, xếp hạng các phương án, chứ không phải là công cụ tạo ra các phương án. Các quốc gia thịnh vượng phòng ngừa tốt hơn, bởi lẽ họ có tổ chức, thể chế tốt giám sát các quyết định của chính phủ. Hoạt động giám sát này không thể chỉ thông qua cơ quan lập pháp. Và để đảm bảo sự tham gia rộng hơn, chính phủ phải cung cấp đầy đủ thông tin về những gì chính phủ có và đang làm—hay nói cách khác, minh bạch không chỉ đơn giản là một quyết định mà là toàn bộ quá trình. Cuối cùng, chính phủ phải khuyến khích cho phép (chứ không phải miễn cưỡng chấp nhận) các quan điểm trái chiều.

Báo cáo này xác định ba hạng mục chi tiêu cụ thể cần có cho công tác

phòng ngừa. Một là, hệ thống cảnh báo sớm. Hệ thống này có thể cứu sống

nhiều người và giảm thiệt hại tài sản. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong công nghệ dự báo thời tiết, nhưng rất ít quốc gia tận dụng triệt để các công nghệ này. Báo cáo này giới thiệu những tiến bộ phát triển công nghệ và lý giải tại sao, dù chỉ cần tăng chi tiêu ở mức khiêm tốn nhưng phân bổ hợp lý và các nước chia sẻ dữ liệu thời gian thực, thì sẽ đạt được nhiều lợi ích ở nhiều quốc gia.

Thứ hai, các công trình cơ sở hạ tầng trọng yếu hoạt động tốt trong và sau

thiên tai sẽ giúp giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản. Trong khi mọi cơ sở hạ tầng đều phải được thiết kế, xây dựng và duy tu tốt, thì việc xác định một nhóm các công trình là “trọng yếu” sẽ thu hút được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ. Việc xác định thế nào là trọng yếu còn tùy thuộc vào tình hình và thảm họa. Cụm từ trọng yếu không đồng nghĩa với tầm quan trọng của một số cơ sở hạ tầng trong điều kiện bình thường: việc

Tổng quan 21

lựa chọn công trình nào là trọng yếu cần phải được đánh giá và thông báo trước.

Thứ ba, môi trường vùng đệm góp phần bảo vệ khỏi các hiểm họa trong

phạm vi giới hạn về địa lý. Rừng và đất ngập nước ít có khả năng bảo vệ khỏi lũ cực trị khi đất đã bị bão hòa. Tương tự như vậy, vành đai rừng ngập mặn rộng vài trăm mét có thể giảm đáng kể sự tàn phá của một cơn sóng thần nhỏ, nhưng không giúp gì được nếu đó là sóng thần lớn. Chi phí bảo vệ môi trường vẫn thấp hơn chi phí phục hồi. Ở đây, khó khăn chính là phải xác định được cần phải bảo vệ cái gì, bởi vì quá trình phát triển không ngừng thay đổi và nhiều thay đổi không thể lường trước được. Tuy nhiên, một số nhà hoạt động bảo vệ môi trường cũng có thể đã phóng đại những lợi ích trong phân tích chi phí-lợi ích: do vậy, phân tích kỹ lưỡng rất quan trọng nhưng khó thực hiện. Một lần nữa, thể chế tốt lại thể hiện vai trò của nó: càng nhiều người giám sát diễn biến tình hình hơn và đặt câu hỏi thì càng làm việc tốt hơn. Khi chính phủ tạo điều kiện tự do tiếp cận thông tin họ biết và minh bạch hóa quyết định của mình thì tất sẽ đem lại nhiều lợi ích.

Một phần của tài liệu Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)