Câu chuyện của một nạn nhân sống sót sau trận động đất Gujarat và cũng là nhân viên hoạt động nhân đạo

Một phần của tài liệu Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên (Trang 43 - 46)

Gujarat và cũng là nhân viên hoạt động nhân đạo

Ngày 26 tháng 1 năm 2001. Trận động đất xảy ra năm 2001. Khi đó, tôi

đang là một sinh viên đại học và là nhân viên bán thời gian của Trung tâm truyền thông và viễn thám của chính phủ tại thành phố Ahmedabad (bang Gujarat, Ấn Độ). Lúc đó là hơn 8 giờ 30 phút sáng và tôi vẫn đang ngủ say trong căn hộ thuê chung cùng ba người bạn. Tôi còn nhớ tiếng la hét của bạn tôi bên ngoài cửa để đánh thức tôi dậy và căn nhà lắc lư thế nào khi chúng tôi lao xuống bốn tầng cầu thang. Một số chi tiết trong ngày đó chỉ còn mơ hồ, nhưng các chi tiết khác đã khắc sâu vĩnh viễn trong kí ức của tôi.

28 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

Đó là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ, ngày Cộng hòa. Mặt đất vẫn còn rung chuyển khi chúng tôi chạy ra khỏi căn hộ. Tôi có thể nhìn thấy tòa viễn thông cao ngất ngưởng lắc lư như thế nào. Tôi cố gắng nhớ lại kiến thức tôi biết về động đất và cũng có đôi chút tác dụng. Ngay sau khi nhận ra rằng mình đã sống sót sau một thảm họa chết người và nếu động đất chỉ xảy ra ở Ahmedabad, tôi biết rằng cha mẹ tôi, hiện đang sống ở thành phố Bhuj cách đó khoảng 400 km, sẽ lo lắng thế nào khi họ nghe tin về động đất, đặc biệt là khi không thể gọi điện cho tôi vì hệ thống điện thoại hầu như bị hỏng.

Trong khi đó, thiệt hại ở Ahmedabad ngày càng trở nên rõ ràng: mọi người đi xe máy và xe tay ga đến nhà người thân và bạn bè xem họ có an toàn không. Khi chúng tôi đang phân vân không biết được liệu tòa nhà cao tầng của mình có an toàn không, thì bạn thân của tôi xuất hiện, cậu ấy đến xem tôi thế nào. Cậu ấy đã đưa tôi và các bạn cùng phòng đến ngôi nhà một tầng của ông chú. Rất nhanh sau đó, ngôi nhà này trở thành nơi trú ẩn khẩn cấp cho những người khác trong các tòa nhà cao tầng lân cận.

Tin tức về quy mô và phạm vi của trận động đất từ từ bắt đầu xuất hiện qua các đài ra-di-ô bán dẫn. Sau đó, vào buổi tối, tôi biết được rằng thủ đô Delhi và Mumbai cũng bị ảnh hưởng bởi động đất. Và chỉ lúc đó, tôi mới biết ra rằng “tâm chấn” của trận động đất (tất cả chúng tôi đều đã được học những thuật ngữ này) là ở Bhuj, nơi cha mẹ tôi sống. Trận động đất chúng tôi gặp có cường độ thấp hơn rất nhiều. Ngay lập tức, điều tôi lo lắng không còn là làm thế nào nói với bố mẹ rằng tôi vẫn an toàn, mà là liệu họ có thoát được động đất không, vì vậy tôi quyết định về Bhuj.

Ngày 2. Sáng sớm hôm sau, tôi bắt xe khách tư nhân về Bhuj. Trên

đường, tài xế liên tục dừng xe để hỏi những người khác (cả những người đang lái xe, người đi bộ và xe thồ) về tình hình đường sá và thị trấn của họ. Những tin tức đã gây lo ngại. Ai cũng nói “bị đổ hết rồi,” đây là cách tin tức lan truyền. Lần đầu tiên tôi được chứng kiến sự tàn phá. Tôi cũng có một cảm giác kỳ lạ khi thấy nhiều tòa nhà của chính phủ bị phá hủy, kể cả khu cảnh sát. Điều này thật lạ lẫm bởi vì tôi luôn nghĩ Sarkar (chính phủ) là bất khả chiến bại. Vì vậy thật đáng sợ khi thấy chúng cũng dễ bị sập và bất lực như các công trình của người dân chúng tôi. Ngược lại, tôi đã bị choáng ngợp trước cảnh các xe tải dừng lại để cung cấp cho người dân các chai nước và gói thực phẩm. Tôi biết đây là các tình nguyện viên đang tổ chức cứu trợ. Ai đó đã ném cho tôi một chai nước, tôi định trả lại thì chợt nhận ra rằng, đơn giản là mình nên nhận lấy.

Chuyến đi mất đến 12 tiếng, bình thường chỉ 6 đến 8 tiếng. Mặc dù tôi đã quen với việc Bhuj hay bị mất điện, nhưng lúc đó, trời dường như tối hơn bao giờ hết. Khi về tới nhà, tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy cha mẹ tôi và hàng xóm đang dựng lều bạt làm nơi tạm trú trên phố. Họ kể cho tôi chuyện đã xảy ra: cha tôi đang cầu nguyện trong nhà còn mẹ tôi đang ở trong bếp thì đột nhiên, họ cảm thấy có rung chuyển. Theo bản năng, họ chạy ra ngoài, từ cửa sau chạy ra vườn trời và trú dưới cây đu đủ cho tới khi rung chấn qua đi.

Bản ghi nhớ dành cho người dân quan tâm 29

Trước khi tôi chào đời, cha tôi đã cho người xây dựng ngôi nhà chắc chắn, dưới sự giám sát của ông. Ngôi nhà chịu được trận động đất này nhưng phần mái bị sụp đổ. Nếu họ thoát ra đường cửa trước, chắc hẳn họ sẽ bị thương. Trận động đất làm nứt tường và phá hủy tất cả đồ điện tử và đồ sành sứ. Sau đó, tôi cũng biết rằng do mất điện và điện thoại, cha tôi đã nghĩ ngay đến việc đi đến các nhà ga xe buýt liên tỉnh, viết tên và số điện thoại của tôi và họ hàng lên giấy, đưa cho những người đang di tản không quen biết và nhờ họ truyền thông điệp là ông không sao. Một số tin nhắn kiểu này đã tới tay người thân của chúng tôi ở các thành phố khác.

Ngày 3. Đêm đó, kiệt sức về thể chất và tinh thần, khoảng 30 người

chúng tôi đã ngủ ngoài trời. Mặc dù đêm mùa đông lạnh giá nhưng không có ai dám bước vào nhà mình. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi bị đánh thức bởi một dư chấn khác và thấy một cột điện đang nằm vắt ngang đám dây chăng ngay trên tấm bạt của chúng tôi. Tôi cho rằng chúng tôi đã may mắn gấp đôi: sống sót sau trận động đất đầu tiên và tránh được thương tích mà dư chấn này có thể gây ra. Chúng tôi nhận ra rằng những cơn dư chấn như vậy sẽ tiếp tục xảy ra trong vài ngày tới, vì vậy chúng tôi quyết định khóa nhà, rời Bhuj về quê, thành phố Rajkot (cách đó chừng 240 km). Nó dường như không bị ảnh hưởng bởi động đất. Dọc đường, chúng tôi cũng theo dõi tin tức từ các phương tiện truyền thông và nhận được tin từ bạn bè về quy mô của sự tàn phá này.

Hai tuần sau. Cảm ơn trời vì còn sống sót, chúng tôi đem hết sức mình

trợ giúp những nạn nhân khác. Chúng tôi biết rằng thành phố Anjar, cách Bhuj khoảng 50 km, là một trong những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Ông Kathiwala, một người bạn của gia đình cũng là hàng xóm cũ, vài tháng trước đã chuyển đến đó sống để giúp con trai ông kinh doanh. Sau khi thăm dò tin tức, chúng tôi tìm thấy ông tại một bệnh viện tư nhân tại Rajkot, người bị băng bó từ thắt lưng trở xuống. Nhà họ bị đổ, vợ và con trai của ông thoát chết, chỉ bị thương nhẹ, nhưng cô con gái 14 tuổi không thoát kịp ra khỏi phòng ngủ. Ông Kathiwala bị kẹt dưới bể tầng trên hàng giờ trước khi được hàng xóm giải cứu.

Ngay cả khi bất hạnh như vậy và có nguy cơ mất đi một chân, ông Kathiwala vẫn nói rằng mình rất biết ơn cộng đồng Daudi Vohra, một hiệp hội các thương nhân có mối quan hệ chặt chẽ mà ông cũng là thành viên.

Khi các thành viên Daudi Vohra ở các thành phố khác nghe tin về tình hình nghiêm trọng ở Anjar, họ thuê xe tải để mang đến gói viện trợ đầu tiên. Họ đưa người bị thương đến bệnh viện và đưa những người bị thương nặng tới các thành phố lớn hơn, nơi có dịch vụ chăm sóc y tế tốt hơn. Ngoài việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, cung cấp chỗ ở, ăn uống và các nhu yếu phẩm cơ bản, nhóm Vohra Daudi cũng gây quỹ để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất hiện có. Họ cũng tặng mỗi gia đình 5000 rupee tiền mặt để chi trả các khoản đột xuất. Hành động hỗ trợ nhân đạo này đã làm vơi đi rất nhiều những chấn thương trong trận động đất.

Ba tuần sau. Cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Cuối cùng, tôi trở về Ahmed-

30 Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên

đã hoãn lịch thi lại ba tháng để xây lại những nơi bị hư hỏng. Tôi ở chung với một người bạn vì căn hộ tầng bốn của chúng tôi không được cho là an toàn. Đến một ngày, tôi biết Nhóm quản lý thiên tai của Liên Hợp Quốc đang tìm tình nguyện viên làm việc tại các khu vực bị thiên tai tàn phá, và tôi đăng ký tham gia, đúng ba tuần sau trận động đất.

Cứu trợ sau thiên tai giúp tôi nhìn mọi việc theo quan điểm khác. Các con số thống kê không thể hoàn toàn ghi nhận được những gì đã xảy ra. Người nghèo nhất bị thiệt hại nhiều nhất và mất nhiều thời gian nhất để phục hồi. Tại nhiều thị trấn, những nơi giàu có với các tòa nhà xây dựng theo kiểu bung-ga-low, thiệt hại là rất ít. Còn hầu hết các công trình kết cấu xây dựng kém chất lượng của người nghèo đều bị sụp đổ. Thật tuyệt vời khi chính phủ đã nhanh chóng khôi phục các dịch vụ phục vụ sinh hoạt tại những nơi bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Chính phủ cũng bắt tay vào thực hiện một chương trình tái thiết lớn, thực hiện mô hình phục hồi hiệu quả dựa vào cộng đồng và việc xây dựng lại phát triển.

Không phải tất cả những gì tôi đã thấy và nghe được là cảm hứng để tôi kể lại chuyện này. Thành phố cổ Bhuj với những bức tường thành dày bao quanh phần lớn đã bị phá hủy. Người ta kể rằng ở chợ Soni, các chủ cửa hiệu vàng bạc thoát chết đã tặng tiền cho người qua đường để phục hồi các đồ trang sức vàng và két sắt lấy từ bên trong các tòa nhà bị xô lệch. Có người cũng nói rằng các gói thực phẩm cứu trợ nhập ngoại đã không phát huy tác dụng, bởi lẽ phần lớn dân số ăn chay không thích dùng thực phẩm được đóng gói bằng thứ ngôn ngữ họ không đọc được. Trong khi nhiều tình nguyện viên giúp cứu trợ và phục hồi không biết mệt mỏi thì một số ít dường như chỉ quan tâm đến chụp ảnh và là “khách du lịch thiên tai.”

Tám năm sau. Giờ đây, sau tám năm làm việc trong các tình huống

sau thảm họa và xung đột, không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở Afghanistan và Sudan, có một số điều làm tôi ấn tượng. Cộng đồng chính là nơi đầu tiên ra tay cứu trợ trong cuộc hỗn loạn vì người dân chăm sóc lẫn nhau: nhưng với nguồn lực hạn chế trong tay, họ sẽ giúp cộng đồng và bạn bè của mình đầu tiên - rồi mới đến những người khác. Trận động đất Gujarat đóng vai trò then chốt trong việc chuyển đổi mô hình từ ứng phó khẩn cấp sang chuẩn bị ứng phó và giảm thiểu rủi ro. Nhiều người tin rằng thảm họa thiên nhiên như động đất không thể ngăn chặn được, và họ đang tích cực giúp giảm thiểu các rủi ro thiên tai trong cuộc sống của riêng mình và môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Hiểm họa tự nhiên, Thảm họa phi tự nhiên (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)