Kiến nghị với các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 75 - 82)

- Đối với những khách hàng lẻ hoặc khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn hàng tháng, đơn vị sẽ để trên công nợ TK 131 (Dư Có – do thu tiền ngay) và cuối năm sẽ rà soát và xuất hoá đơn một lần.

3.3.2Kiến nghị với các cơ quan chức năng

Kết luận kiểm toán

3.3.2Kiến nghị với các cơ quan chức năng

Để hoàn thiện công tác kiểm toán cần phải triển khai rất nhiều giải pháp khác nhau, cả về phía nhà nước, phía công ty kiểm toán, kiểm toán viên và phía các đối tượng được kiểm toán. Tức là bên cạnh sự nỗ lực của bản thân các Công ty kiểm toán thì sự quan tâm, chú trọng của các cơ quan chức năng là vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. Đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO và thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển rất cần thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thì dịch vụ kiểm toán là một trong những trọng điểm cần được cải tiến không ngừng nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp, bảo

vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư và góp phần hơn nữa vào việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến ngành kiểm toán đặc biệt là kiểm toán độc lập, tạo mọi điều kiện để kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển. Có thể nói hệ thống văn bản pháp luật quản lý lĩnh vực nghề nghiệp và dịch vụ kế toán – kiểm toán đã cơ bản được xây dựng từ không đến có, đáp ứng đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Riêng lĩnh vực kiểm toán độc lập đã có 3 Nghị định được ban hành, đầu tiên là Nghị định 07/CP; sau đó khi ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP còn có thêm Nghị định số 133/2005/NĐ-CP để bổ sung một số nội dung. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính và các ngành hữu quan cũng đã ban hành khá đầy đủ các văn bản hướng dẫn quản lý Nhà nước cho lĩnh vực dịch vụ kế toán – kiểm toán hoạt động. Luật kế toán cũng có những qui định về dịch vụ kế toán, kiểm toán và một số văn bản khác cũng đề cập đến các nội dung liên quan. Về mặt kỹ thuật, đã xây dựng và công bố 26 Chuẩn mực kế toán và 37 Chuẩn mực kiểm toán, cụ thể hoá các nguyên tắc, phương pháp, thủ tục thực hiện trong quá trình kiểm toán dựa trên cơ sở Chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt đã ban hành được Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, theo quan niệm của quốc tế thì đây là Chuẩn mực về chất lượng, có vai trò rất quan trọng. Từ những điều trên, có thể khẳng định Nhà nước rất chú trọng đến lĩnh vực kế toán – kiểm toán.

Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế:

 Quy mô thị trường kiểm toán còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng của kinh tế - xã hội. Khách hàng kiểm toán hiện nay chủ yếu là kiểm toán theo luật định bắt buộc. Trong mấy năm qua, các công ty kiểm toán mới được thành lập nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán ngày càng gay gắt, cả về chất lượng dịch vụ và giá phí. Khách hàng kiểm toán là công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân còn rất ít do Luật Doanh nghiệp chưa qui định bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính, mặt khác sự hiểu biết của các doanh nghiệp về lĩnh vực này còn hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói

quen sử dụng dịch vụ tư vấn thay cho hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước. Khách hàng yêu cầu cơ quan kiểm toán chủ yếu là bị bắt buộc theo yêu cầu của luật định chứ không phải do tự nguyện.

 Đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập mặc dù đã đi vào hoạt động 17 năm nhưng vẫn còn những yếu kém do hệ thống luật pháp liên quan tới hoạt động dịch vụ kiểm toán và kế toán của Việt Nam chưa thật hoàn chỉnh và đồng bộ; Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và kế toán của các công ty kiểm toán còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa các công ty kiểm toán còn mang nặng lợi ích kinh tế cục bộ; Nhà nước chưa có hướng dẫn thống nhất qui trình nghiệp vụ kỹ thuật, chưa thực hiện các biện pháp quản lý và chưa có qui chế về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán…

 Vai trò và tác động của Hội nghề nghiệp chưa đủ mạnh

Những hạn chế trên đặt ra nhu cầu cấp thiết: đó là Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động kiểm toán để hoạt động này ngày càng hoàn thiện, hướng tới mục tiêu được quốc tế thừa nhận.

* Về phía Nhà nước:

 Chính phủ cần sớm ban hành Luật Kiểm toán độc lập, nhằm kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và xem đây là giải pháp cấp bách nhất. Cần tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực phù hợp với thực tế.

 Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về kiểm toán, trước hết là quy định pháp lý về kiểm toán độc lập, về kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Rà soát và bổ sung những quy định pháp lý về kiểm toán nhà nước, về hành nghề kiểm toán đảm bảo một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho kiểm toán trong kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kiểm toán. Nghiên cứu và điều chỉnh các quy định pháp lý

về tiêu chuẩn, chức danh, chức năng và quyền hạn của kiểm toán viên và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, tránh sự nhầm lẫn và ngộ nhận như hiện nay. Sớm có sự thống nhất trong các Hội viên AFA và phù hợp tiêu chuẩn, tiêu chí của Việt Nam.

 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về trách nhiệm của các công ty kiểm toán đối với chất lượng hoạt động kiểm toán, các quy định rõ hơn về bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc, tăng cường các chế tài xử phạt hành vi vi phạm đạo đức hành nghề của kiểm toán viên.

 Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán ở mọi trình độ, mọi cấp độ; thi tuyển kiểm toán viên. Tích cực tham gia và thúc đẩy các thành viên của AFA sớm tạo lập quan hệ hợp tác trong đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và quy chế công nhận chứng chỉ hành nghề giữa các tổ chức thành viên. Sớm hình thành chương trình và nội dung đào tạo, huấn luyện kiểm toán dùng chung cho các nước ASEAN.

 Phát huy hơn nữa vai trò của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) trong việc thúc đẩy ngành kiểm toán độc lập phát triển thông qua việc chuyển giao một số chức năng của Bộ Tài chính cho Hiệp hội.

Về phía các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp:

 Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA), thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Hội đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động, góp phần xứng đáng và quan trọng vào sự phát triển nghề nghiệp trong khu vực và nâng cao vị thế AFA trong khu vực cũng như trong nghề nghiệp kế toán thế giới. Hội đã liên tiếp đưa ra các sáng kiến nghề nghiệp, trong đó có sáng kiến về hợp tác đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp, thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và thừa nhận chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán. Hội và các tổ chức thành viên đang tích cực triển khai công việc

quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán do Bộ tài chính chuyển giao. Trong thời gian tới Hội cần đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương thức họat động và nội dụng hoạt động để làm trọn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp.

 Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) mới được thành lập năm 2005 nhưng nhiệm vụ của VACPA là vô cùng to lớn. Để ngày càng hoàn thiện công tác kiểm toán, VACPA cần thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán tiến tới thành lập bộ phận kiểm định chất lượng kiểm toán của các công ty thành viên. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần triển khai việc áp dụng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo và kỳ thi kiểm toán viên hành nghề để có thể lựa chọn được những kiểm toán viên giỏi phục vụ cho sự phát triển của ngành Kiểm toán Việt Nam.

KẾT LUẬN

Dịch vụ kiểm toán mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam từ năm 1991, khi đó cả nước chỉ có hai công ty do Bộ Tài chính thành lập để cung cấp dịch vụ này. Cho đến nay, số lượng các Công ty kiểm toán đã tăng lên đáng kể với các loại hình sở hữu: Công ty Nhà nước, Công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty liên doanh, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, chứng tỏ kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng và sẽ là công cụ không thể thiếu đối với hầu hết các hoạt động kinh tế, tài chính. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập như hiện nay, thì tính chất của kiểm toán đã có sự thay đổi căn bản, không chỉ thuần tuý là Tổ chức ghi nhận, xử lý và tổng hợp các thông tin kinh tế - tài chính, không chỉ là Công cụ kiểm kê, kiểm soát và đo lường hoạt động và hiệu quả kinh tế - tài chính, mà đã trở thành hoạt động dịch vụ tài chính, một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, hỗ trợ hoạt động quản lý. Do vậy, việc nâng cao vị thế và chất lượng hoạt động kiểm toán Việt Nam, là một nhu cầu cấp thiết đòi hỏi sự nỗ lực của cả các cơ quan chức năng và bản thân các Công ty Kiểm toán. Nắm bắt được nhu cầu đó và trên cơ sở nhận thức rõ là một trong những Công ty Kiểm toán của Việt Nam lớn nhất hiện nay, AASC luôn không ngừng hoàn thiện dịch vụ kiểm toán và đã có nhiều đóng góp cho hoạt động kiểm toán Việt Nam. Dịch vụ kiểm toán của AASC đã được khách hàng công nhận và đánh giá cao về chất lượng.

Thời gian thực tập tại Công ty AASC, được trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm toán, đã giúp em có được những kinh nghiệm thực tiễn hữu ích về quy trình tiến hành kiểm toán đặc biệt đối với công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền. Trong quá trình

nghiên cứu tìm hiểu, em nhận thấy Công ty AASC đã xây dựng quy trình kiểm toán khá hoàn thiện tuy nhiên không tránh khỏi vẫn còn những tồn tại. Em cũng đã mạnh dạn đề nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng. Nhưng do hạn chế về thời gian và nhận thức, kinh nghiệm và tư liệu nghiên cứu có hạn nên đề tài của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy cô.

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa cùng toàn thể các anh chị phòng Kiểm toán 5 – Công ty Kiểm toán AASC đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này.

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 75 - 82)