Chiếu sáng nhân tạo

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Thiết kế SP Mộc & TT Nội Thất ppt (Trang 123 - 127)

Bảng 6.1 Chỉ dẫn bệ số phản xạ () của màu sơn, tiêu chuẩn Caveleva

6.3.1.3.2.Chiếu sáng nhân tạo

Chiếu sáng nhân tạo có ảnh hưởng nhất định đến cảm thụ màu sắc nội thất. Những ảnh hưởng đó là thành phần quang phổ của nguồn chiếu sáng, hướng chiếu sáng, lượng chiếu sáng khuếch tán và phản xạ. Đèn huỳnh quang có lượng quang phổ xấp xỉ trong tia sáng mặt trời, thích hợp với thị giác con người. Vì vậy công suất đèn thường dùng từ 25- 100 wat phù hợp với tường sơn màu vàng sẽ cho ta lượng quang phổ lớn. Vì vậy thông dụng nhất là dùng đèn có công suất từ 200 - 500W (cả sinh hoạt và học tập). Đèn huỳnh quang được sử dụng sẽ giảm chi phí điện từ 2 - 3 lần so với đèn dây tóc.

Nhiệm vụ trang trí thẩm mỹ nội thất căn hộ là tạo ra được sự hài hoà cho từng loại phòng ở. Đây là công việc

hết sức phức tạp. Thực tế đòi hỏi ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đưa ra được những sản phẩm phù hợp với yêu cầu trang trí nội thất, cả về kiểu dáng, màu sắc và kích thước. Tính đa dạng của các mặt hàng gốm, sứ, thuỷ tinh, đá quý, sơn, bột màu, đồ gỗ, thảm trải sàn, rèm cửa sổ, các loại đèn chiếu sáng v.v... sẽ được các nhà thiết kế lựa chọn cho giải pháp trang trí của mình là vô cùng cần thiết.

Sự khéo léo trang trí màu sắc hài hoà, sắp xếp phối hợp giữa các trang thiết bị tiện nghi sinh hoạt và các tác phẩm nghệ thuật cân đối trong phòng là những yêu cầu cơ bản.

Tuy nhiên, trong căn hộ lại có những phòng mang chức năng khác nhau, đồi lượng sử dụng cũng khác nhau về giới tính và lứa tuổi. Vì vậy, các yêu cầu trên, đôi khi có những thay đổi. Đó là điều cần quan tâm để thoả mãn người sử dụng.

6.3.2. Bố cục

Nguyên lý bố cục nội thất cũng tuân theo các nguyên lý mỹ thuật cơ bản đó là: tỷ lệ - tỷ xích, cân bằng, hài hoà, thống nhất - đa dạng, nhịp điệu - nhấn mạnh.

Tỷ lệ và tỷ xích được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Tỷ lệ giữa các phần không gian cần có quan hệ chặt chẽ với nhau, các kích thước trong nội thất không nên có tỷ lệ chênh lệch quá lớn gây cảm giác bất an. Ví dụ

chiều rộng nhà, điều này cần được khắc phục ngay bằng các giải pháp mỹ thuật như giảm độ sáng trần, thêm vào các giới hạn ảo như kẻ màu, phào tường để hạ độ cao cảm giác. Nguyên lý tỷ xích thường được sử dụng để tạo ra các tỷ xích lớn tạo cảm giác hoành cháng cho không gian nội thất. Khi bắt gặp một tỷ xích bất hợp lý với yêu cầu sử dụng, ta cần phải có các giải pháp khắc phục. Ví dụ nhà quá rộng, người sinh hoạt ít, một cảm giác lạnh lẽo sẽ bao trùm. Trong bối cảnh như vậy cần có các biện pháp chia vách và xử lý màu nội thất hợp lý, đặc biệt ưu tiên gam màu nóng, ấm.

Nguyên lý cân bằng tạo ra tính ổn định cho không gian nội thất. Nguyên lý này được sử dụng nhiều trong bài trí bàn ghế, tủ. Đối với các bức tường, việc bố cục các tranh ảnh cần có sự cân bằng thị giác, không để tình trạng xộc xệc trong bố cục, mất ổn định tâm lý thị giác. Một trong những yếu tố của nội thất hay được sử dụng nguyên lý cân bằng nhất đó là trần nhà. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ những phần trang trí trên trần nhà mà không đảm bảo tính ổn định thì cảm giác bất an sẽ vây hãm căn phòng như một bóng ma đáng sợ.

Sự hài hoà được xem xét như là một sự "hợp cạ" trong của các yếu tố trong tổng thể nội thất. Tính hoà nhập của mỗi sản phẩm trong nội thất căn phòng đều chúng đáng yêu hơn, không gian phòng trở nên ấm cúng. Cảm giác không thiếu vắng mà cũng không thừa ra một yếu tố

nào đối với một phương án thiết kế là sự mong đợi lý tưởng nhất.

Phong cách bài trí cũng như hoạ tiết của các vật dụng cần có một sự thống nhất. Song chúng ta cũng không quá máy móc trong việc tạo ra sự thống nhất, dễ gây cảm giác nhàm chán, buồn tẻ. Một nét chấm phá cần thiết sẽ làm cho không khí căn phòng thêm sống động. Ví dụ như việc sử dụng màu trong không gian nội thất, gam màu là màu ấm, nếu mọi màu của các yếu tố đều máy móc tuân theo gam màu ấm thì cảm giác ấm của màu sẽ mất đi để lại một gam màu nhờ nhờ khó chịu, bức bối. Khi không gian đó được chấm phá một vài yếu tố với gam màu lạnh, lập tức gam màu chung của không gian nội thất sẽ thắm đượm hơn và tôn vinh thêm cái đẹp của gam màu ấm. Trong trang trí đường nét, nếu tất cả các đường nét đều cong và phức tạp như nhau thì tất nhiên sự thống nhất là dễ đạt được, song cũng dễ dẫn tới cảm giác rối rắm và không thể nhận ra những nét đẹp uyển chuyển của các hoạ tiết cong nữa. Lúc đó một số yếu tố nội thất có đường nét thẳng, khỏe khoắn được đưa vào thì sự tập trung thị giác trước tiên sẽ thu hút tới đó.

Chính dựa vào những nguyên lý có hiệu quả tuyệt vời đó là sự nhấn mạnh mà người thiết kế nội thất có thể dẫn dắt người xem, kể lại với người xem qua từng chi tiết mà không cần tới một lời thuyết minh. Một không gian nội thất có chiều cao tương đối cao, hoạ tiết trang trí trần

rất cầu kỳ song không biết dẫn dắt hướng của người xem thì cũng như "áo gấm đi đêm". Trong trường hợp đó, chúng ta có thể có những yếu tố bắt mắt khác làm thu hút tầm nhìn của người quan sát rồi dẫn hướng nhìn của họ lên trên một cách tế nhị, từ từ, không đột ngột. Đôi khi có những hoàn cảnh đòi hỏi phải dẫn dắt trực tiếp để tạo cảm giác hoành cháng, khuyếch chương, làm người xem cảm thấy bàng hoàng trước cái đẹp.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Thiết kế SP Mộc & TT Nội Thất ppt (Trang 123 - 127)