Loại bàn Chiều cao (mm) Mép dưới của vai (mm) - Bàn nhà bếp - Bàn ăn - Bàn trẻ em - Bàn viết - Bàn giáo viên - Bàn vẽ - Bàn đánh máy
- Bàn ăn uống ở tiệm ăn + Bàn ăn + Bàn uống + Bàn ăn đứng - Bàn xa lông 850 730 430-600 730 760 760 650 730 680 1100 450-500 620 380-500 620 4.2.2.1. Bàn chân đơn.
Bàn chân đơn là loại bàn có chân được liên kết trực tiếp vào mặt bàn từng chiếc riêng lẻ. Giải pháp liên kết thường bằng ren hoặc mộng.
Nếu là liên kết mộng, thường chân được liên kết vào chi tiết phụ sau đó mới liên kết vào bàn bằng cách đóng chi tiết phụ vào mặt dưới của bàn (hoặc có thể dùng keo dán). Loại bàn chân đơn chỉ phù hợp với loại bàn nhỏ, ít chịu lực.
Mặt bàn có thể có kết cấu dạng khung hoặc dạng tấm phẳng. Nhìn chung, hệ chân đơn chỉ hợp với mặt bàn có kết cấu dạng tấm phẳng hay kết cấu khung ghép ván theo kiểu tương tự dạng tấm phẳng.
4.2.2.2. Bàn chân trụ.
Bàn chân trụ có kết cấu chân ở dạng rỗng hoặc đặc. Thông thường, bàn chỉ có một cột trụ ở giữa. Mặt bàn có thể là hình tròn, hình elip hoặc hình vuông.
Phần dưới của trụ thường được liên kết với chân đế chữ thập hoặc đế đỡ hình tròn để nâng cao tính ổn định của bàn.
Để liên kết mặt bàn vào chân, thường sử dụng các thanh chéo dưới mặt bàn. Mặt bàn được liên kết với các thanh chéo bằng vít. Các thanh chéo được liên kết vào trụ bằng vít hoặc đinh. Lắp ráp các thanh chéo vào chân trụ trước, sau đó mới bắt vít mặt bàn vào các thanh chéo từ dưới lên.
Đế chân trụ thường có kết cấu chữ thập và được tạo dáng sao cho giá trị thẩm mỹ của bàn được nâng lên.
Người ta cũng có thể sử dụng chân đế kim loại mạ Crom hay Inox.
4.2.2.3. Bàn có vai.
Bàn có vai là loại bàn mà hệ chân của nó gồm có các chân liên kết với nhau bằng các vai giằng chính ở phía trên, nối tiếp giáp với mặt bàn, tạo thành kết cấu đỡ mặt bàn. Để hệ chân bàn được vững chắc, phía dưới chân cũng có thể nối với nhau bởi các thanh giằng phụ.
Thông thường mặt bàn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nhưng cũng có thể là hình đa giác, hình bầu dục hoặc hình tròn. Mặt bàn cũng có thể phân thành hai loại chính là mặt bàn cố định và mặt bàn di động. Bàn có vai nói chung là chắc chắn nên được ứng dụng nhiều.
Nếu vai bàn là gỗ tự nhiên thì không nên ứng dụng mộng chốt, nhất là loại vai có chiều dày bé, bởi vì khi co rút hoặc giãn nở, vai có thể bị nứt. Để thuận tiện cho trường hợp phải vận chuyển đi xa, chân bàn có thể liên kết bằng các loại liên kết tháo rời (thường là liên kết bu lông).
Nếu mặt bàn vuông và kích thước không lớn lắm, có thể tạo nên chân kiểu thanh giằng dưới mặt bàn, kết cấu vừa thanh thoát, vừa chắc chắn.
Một số trường hợp chân bàn cong lượn, thậm chí có chạm trổ nhưng chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt.
Cấu tạo mặt bàn có thể là dạng khung hoặc tấm phẳng. Nếu dùng gỗ tự nhiên để làm mặt bàn thì không hợp lý cả về mặt kỹ thuật cũng như nguyên tắc tiết kiệm
gỗ. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể, có thể sử dụng nhưng phải chú ý tới các hiện tượng co rút của mặt bàn.
Bên cạnh các loại bàn có mặt cố định, còn có nhiều kiểu bàn có thể xếp gấp được, hoặc có thể nới rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu sử dụng từng lúc.
4.2.2.4. Bà có kết cấu chân dạng tấm hồi.
Đối với loại bàn này, mặt bàn thường được liên kết với hồi theo các giải pháp cơ bản như hình vẽ.
Để đảm bảo sự ổn định, giữa các tấm hồi phải có các thanh giằng và để tăng bề mặt tiếp xúc với nền, phía dưới thường có chân đế. Mặt bàn thường có khung để che khuất mối liên kết giữa mặt và hồi.
Thông thường kiểu bàn này được sử dụng phổ biến trong các phòng trà, cà fê ở các câu lạc bộ.
Đối với loại bàn này, thanh giằng đóng một vai trò rất quan trọng, vì vậy phải có giải pháp đặt thanh giằng và liên kết vào tấm hồi sao cho tính ổn định của bàn được cao. Đối với loại bàn trà nhỏ, chỉ cần một thanh giằng ở phía dưới (1/3 tính từ dưới lên) và nên đặt đứng thì chắc hơn.
Hồi bàn được liên kết với thanh giằng và chân đế. Liên kết giữa hồi và chân đế là liên kết mộng, thường sử dụng loại mộng hai thân. Liên kết giữa hồi và
thanh giằng có thể là liên kết mộng và cũng có thể là liên kết bu lông.
4.2.2.5. Bàn thùng.
Bàn thùng là loại bàn có cấu tạo buồng đựng và ô kéo để phục vụ cho nhu cầu làm việc có nhiều tài liệu. Căn cứ vào các bố trí số buồng (ở một phía hay cả hai phía) mà người ta phân biệt bàn một thùng và bàn hai thùng. Nhìn chung cấu tạo của bàn thùng cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào việc sử dụng nguyên vật liệu.