Nguyên lý cấu tạo chung của ghế

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Thiết kế SP Mộc & TT Nội Thất ppt (Trang 68 - 71)

d) Kết cấu đỡ mặt nằm.

4.2.3.2. Nguyên lý cấu tạo chung của ghế

Ghế có nhiều kiểu loại, mỗi chức năng sử dụng yêu cầu riêng đều có những kiểu dáng ghế ngồi riêng. Song nhìn chung chúng bao gồm các bộ phận chính sau:

- Chân ghế. - Mặt ngội.

a) Lưng tựa.

Lưng tựa là một bộ phận cấu thành của ghế được kết hợp vào chân sau của ghế hoặc liên kết với mặt ngồi, nhưng phổ biến nhất là liên kết vào chân sau của ghế.

Về cấu tạo, lưng tựa có thể ở dạng nan hay song tròn (hoặc tiện), hoặc ở dạng tấm (có thể cong hoặc thẳng), có kích thước, hình dạng thích hợp với dáng tổng thể của ghế. Liên quan đến chất liệu, lưng tựa có thể mềm hoặc cứng. Lưng tựa mềm có thể bằng mặt mây đan hoặc bọc đệm. Lưng tựa cứng được làm bằng gỗ tự nhiên hoặc ván dán (có thể là ván ép định hình). Nói chung, lưng tựa mềm có thể đảm bảo tính tiện nghi sử dụng tốt hơn lưng tựa cứng, nhưng về mặt gia công chế tạo thì lại phức tạp hơn lưng tựa cứng.

b) Mặt ngồi.

Mặt ngồi có thể là ván thuần tuý, ván định hình hay ván ghép vào khung, cá biệt có thể ghép nan. Mặt ngồi cũng có thể là mặt mềm hoặc mây đan, hoặc bọc đệm.

Liên kết giữa mặt ngồi và chân ghế (hay khung đỡ mặt ghế) có thể là liên kết đinh hoặc vít. Giải pháp cụ thể tuỳ thuộc vào từng kiểu ghế, nhưng nguyên tắc chung là phải đảm bảo tính tiện nghi, dễ lắp ráp và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Đối với mặt ngồi bằng ván cứng không có khung, có thể liên kết đinh từ trên xuống. Còn đối với mặt

ngồi có khung, thường có giải pháp liên kết với các thang đỡ trên hệ chân từ dưới lên (tốt nhất là nên dùng vít).

c) Chân ghế.

Chân ghế được phân biệt hai chân trước và hai chân sau liên kết với nhau bởi các vai tiền, vai hậu, xà ngồi và các thanh giằng khác.

Thông thường ghế có cấu tạo hai chân sau cao lên, liên kết với các chi tiết của lưng tựa ghế. Cũng có trường hợp cả bốn chân ghế được liên kết vào phía dưới mặt ghế, còn lưng tựa được liên kết với mặt trên của mặt ngồi (thường là kiểu đặc biệt tạo dáng cho ghế phòng ăn). Chân ghế có thể được thiết kế theo kiểu chân tiện để nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Để tăng độ vững chắc của ghế, ở góc liên kết giữa chân và xà đỡ mặt ghế, thường được được tăng cường bằng ke.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Thiết kế SP Mộc & TT Nội Thất ppt (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)