g) Tính chất gia công của gỗ.
2.1.2. Ván nhân tạo.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ cũng như nhằm khắc phục các nhược điểm của gỗ tự nhiên, từ gỗ có thể sản xuất ra các loại gỗ nhân tạo như ván dăm, ván dán, ván sợi hay ván mộc...
2.1.2.1. Ván dăm.
Như chúng ta đã biết, ván dăm có tính chất ổn định kích thước cao hơn hẳn so với gỗ tự nhiên, bởi vậy, ván dăm được sử dụng rất phổ biến trong công nghệ sản xuất đồ mộc, nhất là các loại đồ mộc lắp ghép tấm phẳng.
Ván dăm vừa: KLTT = 400 - 800 kg/m3 Ván dăm nặng: KLTT > 800 kg/m3
Cường độ uốn tĩnh của ván dăm có thể đạt trên 4000N/cm2, modul đàn hồi có thể đạt trên 240000N/cm2.
Trước đây, ván dăm được sử dụng trong một số loại sản phẩm mộc nhất định, nay nó được ứng dụng hầu hết mọi vị trí có thể. Những sản phẩm mộc mang tính truyền thống nay cũng có mặt của ván dăm.
Thông thường, trên bề mặt ván dăm đượng bọc phủ một lớp ván vừa là để trang trí, vừa là để bảo vệ ván. Hiện nay ở một số làng nghề đã trang trí bề mặt ván dăm bằng chạm khảm như làm trên gỗ và kết quả cho thấy chất lượng cũng không thua kém sản phẩm chạm khảm trên gỗ. Một số cơ sở sản xuất thì phủ lên bề mặt một lớp bả matit rồi kéo vân trang trí và phun sơn cũng cho những sản phẩm có chất lượng thẩm mỹ khá ấn tượng.
Trong công nghệ sản xuất đồ mộc từ ván dăm, một vấn đề cần đặc biệt quan tâm là che bọc các cạnh của ván. Đối với ván dăm được trang sức bằng phương pháp bả thì cạnh của ván thường cũng được bả kín. Còn đối với các loại ván trang trí bằng dán phủ mặt thường được trang trí bằng cách dán cạnh (phương pháp bả cạnh cũng có thể sử dụng trong trường hợp này). Nẹp dán cạnh ván dăm có thể là ván lạng tự nhiên, nẹp nhựa (PVC), nẹp gỗ chữ T, nẹp cao su, nhựa mềm...
Khi lựa chọn ván dăm làm nguyên liệu trong sản xuất hàng mộc cần quan tâm tới các tính chất cơ - lý - hoá, tính độc hại và một số tính chất có yêu cầu đặc biệt khác.
2.1.2.2. Ván dán.
Ván dán thường được sử dụng thay thế cho ván gỗ tự nhiên ở nhiều vị trí như mặt bàn, mặt ghế hay các hồi tủ, vách tủ... ván dán có thể uốn cong hay được gia công theo phương pháp ép định hình. Ván dán trước đây thường được sử dụng với chiều dày từ 4 đến 6mm, và kết cấu từ 3 đến 5 lớp. Ngày nay, các loại ván dán có chiều dày từ 10mm trở lên đã được sử dụng tương đối nhiều, ứng dụng như ván dăm.
Ván dán thông thường được trang sức bằng một lớp ván lạng tự nhiên hoặc ván lạng tổng hợp có chất lượng bề mặt tương đối đẹp, các cạnh thường được xử lý bằng các nẹp gỗ hoặc phẳng, hoặc có hình chữ T, có mòi hoặc không mòi cạnh.
Các khuyết tật thường gặp khi sử dụng ván dán trong sản xuất hàng mộc là phồng rộp bề mặt hoặc bong mép ván bởi vậy khi lựa chọn các phương án liên kết cần hết sức lưu ý tới phần mép cạnh của ván.
Trong công nghệ sản xuất hàng mộc hiện nay, chúng ta thường thấy ván dán được sử dụng trong các kết cấu tấm pano. Nếu được xử lý trang trí bề mặt tốt, chất lượng thẩm mỹ của chúng không thua kém sản phẩm được làm bằng gỗ tự nhiên, hơn nữa nó lại hơn hẳng gỗ tự nhiên bởi tính ổn định kết cấu của nó.
Hiện nay, ở một số nước đã xuất hiện một loại ván dán đặc biệt, chúng được kết cấu bởi các tấm ván mỏng xếp song song (ván dán xếp vuông góc) đó là ván LVL. Loại vật liệu này đã và đang được nghiên cứu đưa vào sản xuất tại Việt Nam. Loại vật liệu này có thể thay thế các loại gỗ tự nhiên ở các vị trí có kết cấu khung, hộp rất tốt bởi chúng có thể khắc phục rất tốt các yếu điểm của gỗ tự nhiên. Ván LVL có chiều dày lớn hơn nhiều so với ván dán thông thường và nó có thể được xẻ thành các thanh, có thể làm khung cửa, chân bàn...
2.1.2.3. Ván sợi.
Ván sợi có nhiều loại, theo phương pháp có ván sợi ướt, ván sợi khô; theo hình thức sản phẩm có ván sợi định hình và ván sợi không định hình; theo tính chất có ván sợi chịu nước, ván sợi cách âm, cách nhiệt...
Ván sợi thông thường có cường độ uốn tĩnh khoảng 2000 đến 4000 N/cm2. KLTT loại ép cứng là trên 800 kg/m3, loại ép vừa từ 500 đến 700 kg/m3, loại nhẹ (xốp) có thể dưới 400 kg/m3.
Ván sợi được chú ý chủ yếu là nhờ những tính năng đặc biệt như cách âm, cách nhiệt của nó.