Hoàn thiện công tác trích lập các khoản dự phòng

Một phần của tài liệu Kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty sản xuất XNK tổng hợp Hà Nội (Trang 87 - 88)

IV. TRANH CHẤP

3.3.2.4.Hoàn thiện công tác trích lập các khoản dự phòng

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

3.3.2.4.Hoàn thiện công tác trích lập các khoản dự phòng

Thứ nhất, đảm bảo nguyên tắc thận trọng, vào thời điểm cuối năm, trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán nên trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và phản ánh vào TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.

Việc xác định mức dự phòng phải thu khó đòi có thể theo hai cách như sau: Cách 1: Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu x Tỷ lệ ước tính

Cách 2: Số dự phòng phải lập = Nợ phải thu khó đòi x Số % có khả năng mất Và khoản dự phòng phải thu khó đòi sẽ được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu hoàn nhập hạch toán là thu nhập khác.

Việc xác định dự phòng phải thu khó đòi giúp kế toán xác định được giá trị thực của khoản nợ phải thu trên báo cáo tài chính, đồng thời giúp công ty chủ động hơn trong tình huống nợ phải thu thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ.

Thứ hai, tương tự như trên, cuối mỗi năm, kế toán nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phản ánh vào TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Mức dự phòng Số lượng HTK Giá gốc Giá trị thuần giảm giá = tại thời điểm x HTK theo - có thể thực hiện hàng tồn kho lập BCTC sổ kế toán được của HTK

Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán, nếu hoàn nhập hạch toán là thu nhập khác.

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho giúp kế toán xác định được giá trị thực của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán, làm tăng tính chủ động trong tài chính trong trường hợp hàng tồn kho bị giảm giá và giúp cho ban lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.

Một phần của tài liệu Kế toán nhập khẩu, tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty sản xuất XNK tổng hợp Hà Nội (Trang 87 - 88)